Thông tin quy hoạch

Tiến độ và thông tin quy hoạch cầu Cát Lái mới nhất

Cầu Cát Lái là một trong những cây cầu được rất nhiều người mong đợi, vì sau khi hoàn thành công trình này sẽ giảm bớt được tình trạng ùn tắc giao thông tại phà Cát Lái. Không những vậy, dự án còn nối liền thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai và góp phần rất lớn vào sự phát triển của huyện Nhơn Trạch. Vậy thiết kế, lợi ích và tiến độ thi công của cây cầu này như thế nào?

Đồng Nai chốt phương án xây dựng cầu Cát Lái
Đồng Nai chốt phương án xây dựng cầu Cát Lái

Thông tin nhanh dự án cầu Cát Lái

Tên dự án: Cầu Cát Lái

Quy mô: Chiều dài 3.782m

Điểm đầu: Được kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy, Quận 2)

Địa phận đi qua: Quận 2 (TP.HCM), Nhơn Trạch (Đồng Nai)

Đoạn giữa:

  • Đi dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến đầu đường nội bộ số 21.
  • Rẻ phải vượt sông Đồng Nai (đường Lý Thái Tổ – thuộc khu đô thị Nhơn Trạch).
  • Rẽ trái kết nối trực tiếp với đường Lý Thái Tổ.

Thiết kế:

Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5km.

6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp.

Điểm cuối: Cách bến phà hiện hữu khoảng 1.2km (xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai)

Vốn đầu tư: gần 7.200 tỉ đồng

Hình thức đầu tư: BOT

Khởi công: 2020

Bản đồ vị trí cầu Cát Lái với các tuyến đường lân cận
Bản đồ vị trí cầu Cát Lái với các tuyến đường lân cận

Thiết kế chi tiết dự án cầu Cát Lái

Điểm cuối của nút giao thông Mỹ Thủy trên đường Nguyễn Thị Định (quận 2, TP.HCM) chính là điểm đầu của cầu Cát Lái. Đường Lý Thái Tổ (thuộc Khu đô thị Nhơn Trạch, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là điểm cuối của cây cầu này.

Theo thiết kế, 4,5 km chính là đường dẫn và tổng chiều dài cầu. Con số này chỉ ở mức khoản, được ước tính trên bản thiết kế chứ không chính xác 100%. Cầu có quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp. Mặt cắt ngang là 60m, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Độ thông thuyền của cầu là H=55m, B=250m.

Phía Đồng Nai có phần đường dẫn dài 263m với quy mô mặt cắt là 56m. UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện với chi phí khoảng 410 tỷ đồng, trong đó việc xây lắp tốn khoảng 134 tỉ đồng và giải phóng mặt bằng khoảng 276 tỉ đồng.

Dự án có quy mô đầu tư lớn, vì vậy UBND tỉnh Đồng Nai đã đề xuất chia dự án thành ba phần:

  • Phần đường dẫn dài 623 mét ở phía Quận 2, ước tính tổng chi phí khoảng 755 tỷ đồng, sẽ do UBND TPHCM tiến hành triển khai.
  • Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ đảm nhiệm phần thứ hai của dự án, bao gồm đoạn đường dẫn dài 263 mét tại huyện Nhơn Trạch, với kinh phí ước tính là 410 tỷ đồng.
  • Phần cuối cùng liên quan đến cầu chính và cầu dẫn, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.900 tỷ đồng, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị thực hiện dự án theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).
Cầu Cát Lái sẽ được thiết kế xây dựng với 2 quy mô mặt cắt ngang cầu gồm 6 làn xe, tương ứng rộng 27m và 8 làn xe tương ứng rộng 35m.

Tiến độ thi công cầu Cát Lái mới nhất năm 2023

1. TP HCM đề nghị Đồng Nai thống nhất xây cầu Cát Lái sau 2030

Không thống nhất được thời điểm triển khai: Mới đây, trong khi Đồng Nai đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng cầu thay thế cho phà Cát Lái trước năm 2025, thì Thành phố Hồ Chí Minh đang đề xuất lộ trình đầu tư sau năm 2030. Dựa trên việc hoàn thành tuyến Vành đai 3 và đường Liên cảng Cát Lái-Phú Hữu-Vành đai 3.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Bùi Xuân Cường, đã gửi công văn tới UBND tỉnh Đồng Nai, đề nghị điều này nhằm thống nhất kế hoạch đầu tư xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái sau năm 2030. Trong quá khứ, tỉnh Đồng Nai cũng đã đề xuất một phương án xây dựng cầu để kết nối TP Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trước năm 2025, với mục tiêu sớm loại bỏ phà Cát Lái.

Nhưng sau khi tiến hành đánh giá kỹ lưỡng, TP.HCM đã đưa ra quan điểm rằng Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện dự án xây cầu Nhơn Trạch, một phần của tuyến Vành đai 3, nối liền huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và TP.HCM, với quy mô 4 làn xe và sẽ tiếp tục đầu tư thêm 4 làn xe để phục vụ giao thông đường bộ. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026.

Do đó, sau khi hoàn thành cầu Nhơn Trạch, một phần quan trọng của nhu cầu kết nối giữa huyện Nhơn Trạch và TP.Thủ Đức đã được giải quyết. Ngoài ra, tuyến đường Nguyễn Thị Định, là tuyến vào cảng Cát Lái ở TP.HCM, hiện đang gặp tình trạng quá tải và tắc nghẽn thường xuyên. Vì vậy, TP.HCM đang trong giai đoạn nghiên cứu một kế hoạch đầu tư mới, bao gồm việc xây dựng đường Liên cảng Cát Lái-Phú Hữu, nối từ đường Nguyễn Thị Định đến nút giao Vành đai 3 của TP.HCM. Kế hoạch dự kiến sẽ hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng trong giai đoạn từ 2026 đến 2030.

Ngoài ra, TP.HCM đã đề nghị tỉnh Đồng Nai thống nhất thời điểm đầu tư xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái sau khi hoàn thành tuyến đường Liên cảng Cát Lái-Phú Hữu-Vành đai 3 và dự án đã bắt đầu hoạt động. Đồng thời, TP.HCM cũng mong muốn thực hiện các thủ tục cần thiết để điều chỉnh và bổ sung quy hoạch cầu thay thế phà Cát Lái trong Đồ án quy hoạch của cả hai địa phương trong giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050 và những Đồ án quy hoạch liên quan.

Bên cạnh đó, Sở GTVT TP.HCM đã giải thích rằng dự án xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái hiện vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu và chưa được phê duyệt, vì vậy không có ý nghĩa là việc triển khai đã bị lùi lại. Công trình này đang trong quá trình lập kế hoạch và chuẩn bị cho giai đoạn đầu tư. Lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM cung cấp thông tin bổ sung về tình hình này.

Thường xuyên xảy ra ùn tắc ở hai đầu bến Phà Cát Lái
Thường xuyên xảy ra ùn tắc ở hai đầu bến Phà Cát Lái

Bất đồng về hướng tuyến: Hơn 20 năm trước, kế hoạch xây dựng Dự án cầu Cát Lái để nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai đã được tích hợp vào quy hoạch phát triển giao thông - vận tải của TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn vượt xa năm 2020. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, Dự án này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến hướng tuyến và thời gian xây dựng.

Lúc mới đầu, Chính phủ đã giao cho TP.HCM trách nhiệm thu hút đầu tư cho Dự án. Sau đó, TP.HCM đã đề xuất phương án và dự định thực hiện qua hình thức BOT. Tuy nhiên, khi chưa tìm được nhà đầu tư, vào năm 2019, tỉnh Đồng Nai đã được giao nhiệm vụ chủ trì tìm kiếm đầu tư.

Ngay khi nhận được trách nhiệm xây dựng Dự án, tỉnh Đồng Nai đã đặt ra kế hoạch khởi công Dự án cầu Cát Lái vào năm 2020, với chiều dài 3,7 km, trong đó có phần cầu chính dài 650 m, và tổng kinh phí đầu tư gần 7.200 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Đồng Nai cho biết họ đã tiếp nhận hồ sơ từ 8 nhà đầu tư tham gia thầu cho Dự án này. Tuy nhiên, hiện tại, sự không thống nhất về hướng tuyến giữa hai địa phương đã tạo ra trở ngại cho việc tiến hành các bước kế tiếp.

Liên quan đến vị trí, tỉnh Đồng Nai cho rằng vị trí xây dựng cầu Cát Lái tại vị trí hiện tại của bến phà là phù hợp với quy hoạch đô thị mới Nhơn Trạch, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng như quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch.

Tuy về phía TP.HCM, Sở GTVT Thành phố đánh giá rằng hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái tại vị trí phà Cát Lái hiện tại không khả thi. Bởi xây dựng ở vị trí này sẽ đòi hỏi phải điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m.

Ngoài ra, vị trí của hướng tuyến cầu Cát Lái cách cầu cảng hiện tại của cảng Cát Lái khoảng 100 m. Việc xây dựng cầu tại đây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của cảng và có thể không đảm bảo an toàn cho tàu container khi ra vào cảng.

Những xe container liên tiếp nhau trên cầu Phú Mỹ, hướng về Cát Lái.
Những xe container liên tiếp nhau trên cầu Phú Mỹ, hướng về Cát Lái.

Điều quan trọng hơn, cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến đường Vành đai 3, hiện đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Từ các luận điệu trên, Sở GTVT TP.HCM cho rằng việc xây dựng cầu Cát Lái tại vị trí hiện tại của bến phà là không khả thi và đề xuất hai vị trí mới để triển khai Dự án.

  • Vị trí thứ nhất là nối từ đường trục Bắc - Nam (nối quận 7), vượt qua sông Đồng Nai và tiếp tục tới xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch.
  • Vị trí thứ hai là nối từ TP. Thủ Đức tới xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai, theo hướng quy hoạch của đường ĐT.777B.

Trước sự việc này, TP.HCM cũng đã đề xuất sửa đổi hướng của cầu Cái Lái, thay vì kết nối từ TP.Thủ Đức, kế hoạch mới sẽ có điểm đầu tại đoạn đường bắc-nam của TP.HCM, sau đó đi về phía đông, vượt qua rạch Đĩa và cắt qua đường Nguyễn Lương Bằng (Quận 7, TP.HCM). Lập trường này được đánh giá là thích hợp trong việc giải phóng mặt bằng, vì một phần đường dẫn từ TP.HCM đi qua khu vực đất trống. 

Hơn nữa, cầu Cát Lái cũng sẽ mở ra mạng lưới giao thông mới, thu hút xe từ trung tâm thành phố, khu biển Cần Giờ thông qua tuyến Metro số 4 và các tuyến đường chính như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lương Bằng, đi qua Huyện Nhơn Trạch, sân bay Long Thành (Đồng Nai) và ngược lại. Nhưng trong quá trình thống nhất này, Sở GTVT TP lại đưa ra ý kiến tiếp tục tuân thủ hướng tuyến ban đầu.

Phối cảnh cầu Cát Lái trong tương lai
Phối cảnh cầu Cát Lái trong tương lai

2. Dự án cầu Cát Lái cần cân đối quy mô với nguồn lực

Ngoài việc điều chỉnh thời gian triển khai Dự án cầu Cát Lái, còn có việc cân nhắc quy mô của Dự án cầu Phú Mỹ 2 (nối khu Nam TP.HCM với H. Nhơn Trạch), nhưng vẫn chưa có sự thống nhất giữa hai địa phương. Đặc biệt, UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất mở rộng thành 8 làn xe, khớp với quy mô tuyến DT.769D, thay vì 6 làn xe như đề xuất của TP.HCM. Theo đó, Sở GTVT TP.HCM khẳng định việc xác định số làn xe cho các cầu kết nối giữa hai địa phương đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, tính toán dựa trên dự báo và phân bổ lưu lượng giao thông theo các hướng.

Bên cạnh đó, khu vực H.Nhơn Trạch đã dự định sẽ có 4 cầu kết nối với TP.HCM, bao gồm cầu Bình Khánh - Phước Khánh (trong dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đang triển khai), cầu Nhơn Trạch (đang thi công) và cầu thay phà Cát Lái (6 làn xe), cầu kết nối khu Nam (6 làn xe). 

Tuy nhiên, theo quy hoạch đã được thông qua, đường Hoàng Quốc Việt phía TP.HCM chỉ có lộ giới 30 m, trong khi đã có các tòa nhà cao tầng xây dựng dọc hai bên đường. Vì vậy, việc mở rộng lộ giới tuyến đường Hoàng Quốc Việt để đáp ứng quy mô 8 làn xe như đề xuất của tỉnh Đồng Nai trở nên không khả thi.

Cũng theo đó, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, đã chia sẻ rằng Đồng Nai và Bình Dương nằm trong khu vực đóng góp lớn nhất vào GDP của vùng phía Nam và cả nước. TP.HCM là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ của cả nước, còn Đồng Nai từ lâu đã được biết đến với tư cách là trung tâm công nghiệp và chăn nuôi quan trọng của cả nước.

Do đó, nhu cầu kết nối giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giữa hai địa phương rất lớn. Việc kết nối dễ dàng hơn sẽ làm cho việc di chuyển nguồn nhân lực giữa các địa phương trở nên nhanh chóng hơn và giao thông hàng hóa cũng sẽ thuận tiện hơn.

Ngoài ra, quyết định về thời điểm và quy mô đầu tư cho một dự án phải dựa trên quy hoạch và mức độ cần thiết. Công việc này sẽ được thực hiện bởi các đơn vị tư vấn thiết kế trong quá trình xây dựng phương án thực hiện dự án, bởi họ sẽ có thông tin khảo sát đầy đủ để tính toán phương án phù hợp. Trong trường hợp hai địa phương vẫn không thể thống nhất, cần sự can thiệp từ Bộ GTVT hoặc Chính phủ để đưa ra quyết định.

Hình ảnh thực tế vị trí chuẩn bị xây cầu Cát Lái
Hình ảnh thực tế vị trí chuẩn bị xây cầu Cát Lái

Tiến hành chốt phương án dự án cầu Cát Lái

Ngày 5/2017 Cầu Cát Lái được Thủ tướng chính phủ đồng ý phê duyệt, đến nay đã 3 năm kể từ ngày phê duyệt, các nhà đầu tư cũng đề ra các phương án thi công. Cụ thể có hai phương án:

Phương án 1: Để có thể tiếp cận điểm đầu của cầu Cát Lái, tiến hành giải phóng một con đường mới từ nút giao vòng xoay Mỹ Thủy, men theo rìa Khu công nghiệp Cát Lái. Để giảm ùn tắc cho xe qua cảng Cát Lái, cần mở rộng đường Nguyễn Thị Định, những chỉ cần mở 60 m là ổn.

Phương án 1 xây dựng cầu Cát Lái
Phương án 1 xây dựng cầu Cát Lái

Phương án 2: Lấy đường Nguyễn Thị Định ở khúc đầu nút giao Mỹ Thủy để làm điểm đầu của đường dẫn lên cầu. Sau khi đi khoảng 900m đến đường D của Khu công nghiệp Cát Lái quẹo phải. Quẹo trái theo đường mới sau khi đi tiếp một đoạn đến đường B, để lên cầu.

Phương án 2 xây dựng cầu Cát Lái
Phương án 2 xây dựng cầu Cát Lái

Với phương án này ta chỉ cần  sử dụng một đoạn 900m và mở rộng đường Nguyễn Thị Định khoản 70-77m. Và  nâng cấp, mở rộng lên 60 m đoạn Nguyễn Thị Định còn lại xuống đến phà Cát Lái dài khoảng 1 km. Tuy nhiên nó sẽ khiến cho đường Nguyễn Thị Định bị áp lực vì sẽ trở thành đường đi chung của cả xe lên xuống cảng và xe lên xuống cầu;

Nút giao cầu vượt – hầm chui Mỹ Thủy liền kề đang được xây dựng sẽ bị mất tác dụng khi có một nút giao mới được hình thành là Nút giao giữa đường Nguyễn Thị Định với đường rẽ trái vào cổng C cảng Cát Lái và rẽ phải vào đường D của Khu công nghiệp Cát Lái.

Không những vậy, cách 2 sẽ tốn kém hơn khi cần phải mở rộng đường D, đường B trong Khu công nghiệp Cát Lái hiện rộng 12-15m lên trên 60 m để đạt chuẩn của đường dẫn lên cầu. Hai phương án này vẫn bị lấn cấn vì phát sinh thêm vốn để giải tỏa mặt bằng nên kế hoặc xây cầu đã bị kéo dài.

Dù Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao cho UBND tỉnh Đồng Nai khởi công xây dựng cầu Cát Lái. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng chuẩn bị, Đồng Nai vẫn chưa chọn lựa được nhà đầu tư xây dựng cầu Cát Lái.

Ngày 30/03/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – ông Trần Văn Vĩnh có cuộc họp với Liên danh Tổng Công ty IDICO và Tổng Công ty giao thông 6, quyết định thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lai theo hình thức đối tác công – tư". Tuy nhiên, để chọn được nhà đầu tư đủ năng lực để thi công cầu, thì tỉnh Đồng Nai vẫn chưa chọn được nhà đầu tư.  

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Ông Cao Tiến Dũng đã yêu cầu Sở GTVT nghiên cứu hoàn thiện 2 phương án, với 3 sự lựa chọn gồm: cầu 4 làn xe và 8 làn xe cho phương án vị trí 1 và cầu 6 làn xe cho phương án vị trí 2. Hiện tại UBND tỉnh Đồng Nai để TP.HCM lựa chọn phương án và vị trí xây cầu. TP.HCM quyết định phương án nào, Đồng Nai sẽ thực hiện theo phương án đó" 

Kế hoạch triển khai hướng tuyến 3 cầu nối liền TP.HCM và Đồng Nai đã được dự tính.
Kế hoạch triển khai hướng tuyến 3 cầu nối liền TP.HCM và Đồng Nai đã được dự tính.

Theo phương án mà UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, dự án xây dựng cầu Cát Lái được chia làm 3 phần gồm:

Phần 1: Đường dẫn phía quận 2, TP.HCM được giao cho UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

Phần 2: Đường dẫn phía huyện Nhơn Trạch sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức BT.

Phần 3: Phần cầu chính sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai có thẩm quyền thực hiện theo hình thức BOT. Tuy nhiên, phần này đang trong quá trình nghiên cứu, nếu việc triển khai thực hiện theo hình thức BOT không khả thi, sẽ nghiên cứu triển khai theo phương án BOT kết hợp BT, quỹ đất đối với phần BT này sẽ nghiên cứu sử dụng quỹ đất của tỉnh Đồng Nai.

Theo tính toán, với các phương án xây dựng, cầu Cát Lái với vốn đầu tư từ 7.200 - 9.000 tỷ đồng. Vì vậy, việc tính toán nguồn vốn cho dự án hiện cũng đang được xem xét kỹ. Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh vừa thống nhất để tỉnh Đồng Nai chủ trì thực hiện dự án cầu Cát Lái, thời dự kiến thời gian triển khai là trong năm 2020.

Xem thêm: Những điều cần biết về Quận 2

Quyết định khởi công cầu Cát Lái
Quyết định khởi công cầu Cát Lái

Lợi ích của cầu Cát Lái khi đi vào hoạt động

Sau khi xây dựng, cầu Cát Lái sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân ở TP.HCM và Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Cụ thể:

Giao thông giữa TP HCM với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được kết nối với nhau. Đây sẽ là sự kết nối tuyệt vời khi quãng đường giữa các tỉnh này được rút ngắn hàng chục cây số, quan trọng là người dân không phải mất thời gian chờ đợi để qua phà.

Đặc biệt, cầu Cát Lái có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của Nhơn Trạch, Đồng Nai. Vì đây sẽ  trở thành vùng ngoại ô của Thành phố Hồ Chí Mình, góp phần kéo giãn dân cư một cách tốt nhất.

Cát Lái còn kết nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đồng thời tăng cường năng lực giao thông liên vùng.  Đẩy mạnh kinh tế một cách tốt nhất.

Hiện nay, mật độ lưu thông giữa quận 2 và huyện Nhơn Trạch qua phà Cát Lái ngày càng tăng, đây là điểm “nóng” gây ùn tắc giao thông thường xuyên. Vì vậy, dự án cầu Cát Lái thay phà Cát Lái là bài toán giải quyết giao thông mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế hai địa phương.

Khi sân bay quốc tế Long Thành đưa vào sử dụng, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C sẽ hình thành tuyến kết nối trực tiếp TP.HCM - sân bay Long Thành, góp phần "chia lửa" lượng giao thông với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Cầu Cát Lái thúc đẩy tiềm năng bất động sản Quận 2, Nhơn Trạch

Sau khi Thủ tướng phê duyệt quyết định xây dựng cầu Cát Lái, thị trường bất động sản trong khu vực đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia, việc giới đầu tư đổ xô vào vùng ven là hiển nhiên khi quỹ đất trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm.

Với vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Đồng Nai và TP.HCM, Cầu Cát Lái là một bước đột phá quan trọng. Dự án thu hút đầu tư trong cả công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch, lĩnh vực mà hai địa phương này có tiềm năng phát triển. Đặc biệt, thị trường bất động sản ở Khu Đông Sài Gòn và huyện Nhơn Trạch Đồng Nai luôn trong tầm ngắm của nhà đầu tư, khi giá cả liên tục tăng.

Sự xuất hiện của khu đô thị đa tiện ích cùng với việc phát triển hạ tầng đáng chú ý như thành lập Thành phố Thủ Đức, khởi công sân bay Long Thành, đã tạo ra lợi thế to lớn cho phía Đông TP.HCM về tiềm năng tăng giá bất động sản. Cầu Cát Lái sẽ còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường Bất Động Sản Long Thành.

Đặc biệt, xây dựng Cầu Cát Lái không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho các xã Phú Hữu, Đại Phước và Phú Đông của huyện, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho những dự án quan trọng khác như tuyến đường liên cảng với chiều dài gần 15km, đi qua các xã Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh và Vĩnh Thanh.

Xem lại: Lợi ích của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khi chính thức thông xe

Trên đây là một vài thông tin về Cát Lái, hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cầu có nhiều lợi ích quan trọng này.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
CÙNG CHUYÊN MỤC

Bảng giá vàng PNJ SJC 9999 24K 18K 14K 10K Hôm nay

17 Tháng Tư, 2024 191

Cập nhật bảng giá vàng hôm nay gồm tất cả các loại vàng như PNJ SJC 9999 24K 18K 14K 10K mới nhất ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và 63 tỉnh thành chính xác.., giúp bạn tra cứu dễ dàng và nhanh chóng.

Đáp án Heo Đi Học MoMo hôm nay vừa cập nhật sáng nay

17 Tháng Tư, 2024 0

Đáp án momo hay đáp án cho Heo đi thi là một trong những từ khoá được mọi người đặc biệt tìm kiếm khi tham gia trò chơi trên ví điện tử Momo. Chương trình này cũng đang được cải tạo, chuyển đổi để trở thành chuyên mục Trường học Heo đất.

Hướng dẫn cách tạo giỏ hàng trên Tiktok đơn giản

21 Tháng Ba, 2024 0

Hiện nay, TikTok là một trong những mạng xã hội phổ biến, được rất nhiều người yêu thích. Và nếu như bạn cũng muốn bước chân vào thị trường kinh doanh online trên nền tảng này, hãy cùng INVERT tìm hiểu cách tạo giỏ hàng đơn giản ngay trong bài viết sau.

Chị Google có người yêu chưa? Tiểu sử, Sự Nghiệp & Đời tư

22 Tháng Ba, 2024 0

Thời gian gần đây, “chị Google” là một trong những từ khoá được rất nhiều bạn trẻ tìm kiếm bởi chất giọng độc lạ, cuốn hút. Vậy nhân vật này là ai, có người yêu chưa? Hãy cùng INVERT giải đáp các thắc mắc thông qua bài viết sau.

Cách đăng nhập Roblox và chọn map chơi trên máy tính đơn giản

4 Tháng Tư, 2024 0

Roblox là tựa game trực tuyến được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, khi được phép tạo và trải nghiệm các trò chơi 3D. Vì vậy, hãy cùng INVERT tìm hiểu cách đăng nhập Roblox và chọn map chơi trên máy tính đơn giản ngay trong bài viết sau.

Cách giảm lag Roblox trên máy tính đơn giản, hiệu quả

23 Tháng Ba, 2024 0

Roblox là tựa game nhập vai trực tuyến, được rất nhiều người yêu thích. Vì vậy, để tránh bị lag, giật khi chơi, hãy cùng INVERT tìm hiểu những cách làm giảm tình trạng này ngay trong bài viết sau.