Kinh nghiệm hay

Cách chơi cờ vua từ A- Z cho người mới bắt đầu

Cờ Vua là một trò chơi trí tuệ rất phổ biến, giúp người chơi có thể rèn luyện trí thông minh, phát triển tư duy, sự tập trung, tính sáng tạo. Vậy cách chơi cờ vua là như thế nào? Làm sao để di chuyển và ăn quân đối phương một cách nhanh chóng?

Sau đây, đội ngũ INVERT chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chơi cờ vua đơn giản, chi tiết thông qua bài viết sau.

Sơ lược lịch sử cờ vua

Cờ vua có lịch sử bắt đầu từ môn cờ cổ của Ấn Độ trước TK VI, rồi lan rộng đến Ba Tư. Một khoảng thời gian sau, người Hồi Giáo bắt đầu chơi cờ Vua và đánh dấu sự du nhập vào Châu Âu. Trò chơi này nhanh chóng được định hình và phát triển tốt từ khoảng TK XV. 

Sau đó, vào nửa sau của XIX giải đấu cờ vua hiện đại bắt đầu và giải vô địch cờ vua thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1886. Đặc biệt, đến TK XXI, người ta đã biết sử dụng máy tính để phân tích các thế cờ vua và nước đi trong cờ vua từ những năm 1970. Đến những năm 1990s, trò chơi cờ vua trên máy tính chính thức xuất hiện.

Tên gọi và hình dáng các quân cờ vua

Cờ vua là trò chơi chỉ dành riêng cho 2 người chơi. Một bàn cờ vua sẽ được chia làm 2 màu, thông thường là Trắng (màu sáng) và Đen (màu tối). Theo đó, mỗi người chơi sẽ cầm 16 quân cờ bao gồm 8 Tốt, 2 Mã, 2 Tượng, 2 Xe, 1 Hậu và 1 Vua.

Đặc biệt, người cầm quân trắng sẽ luôn là người phải đi đầu tiên. Trong đó, các quân Hậu và Xe được gọi là quân nặng, còn Tượng và Mã được gọi là quân nhẹ. Tùy vào từng bàn cờ mà mỗi quân cờ vua có thể có 1 số hình dạng khác nhau.

Bàn cờ vua và cách sắp xếp các quân cờ

Bàn cờ vua là bàn có hình vuông, được làm bằng giấy, bằng gỗ, bằng nhựa tuỳ theo ý thích. Trong bàn cờ vua sẽ được chia làm 8 hàng và 8 cột (8x8), tạo thành 64 ô đen trắng xen kẽ nhau như hình và được đánh thứ tự chiều ngang từ a đến h, chiều dọc từ 1 - 8. Ý nghĩa của việc đánh dấu này là để phục vụ cho việc ghi chép biên bản cờ vua và các nước cờ vua.

Ngoài ra, các quân cũng được đặt ở 2 bên dưới cùng theo chiều a - h của mỗi bên cạnh bàn, lần lượt theo thứ tự là Xe – Mã – Tượng – Hậu – Vua –Tượng – Mã – Xe. Đồng thời, dãy giáp phía trên là hàng gồm 8 quân Tốt.

Bước 1: Đặt bàn cờ

Đầu tiên, bạn đặt bàn cờ ô vuông tại góc dưới cùng bên phải là ô màu trắng. Sao cho ở mỗi bên người chơi hay chính là dọc các cạnh được đánh dấu từ a-h.

Bước 2: Đặt quân Xe

Tiếp theo, bạn lấy quân xe (quân cờ đầu là một đĩa tròn) đặt vào 2 ô ngoài cùng mỗi bên cạnh. 

Ví dụ: Với quân trắng, bạn lấy quân xe đặt vào vị trí a1 ( giao giữa cột a và hàng 1) và h1.

Bước 3: Đặt quân Mã

Kế đến, bạn tiếp tục tiến hành lấy quân Mã (quân cờ có hình chú ngựa) đặt vào 2 ô bên cạnh hai ô Xe.

Ví dụ: Với quân trắng, đặt quân Mã vào vị trí ô b1 và ô g1. 

Bước 4: Đặt quân Tượng

Tiếp đó, bạn lấy quân Tượng (quân cờ cao có đầu tròn và 1 rãnh nhỏ) đặt vào 2 ô bên cạnh ô Mã.

Ví dụ: Với quân trắng, đặt quân Tượng vào vị trí ô c1 và f1

Bước 5: Đặt quân Hậu

Sau đó, bạn tiếp tục lấy quân Hậu (quân cao thứ hai, sau quân Vua, có đầu đội vương miện) đặt vào ô có màu trùng với màu của mà bạn đang cầm. Và lưu ý là 2 quân Hậu của 2 bên sẽ nằm trên cùng một hàng dọc đó là hàng d.

Ví dụ: Nếu bạn đang cầm màu trắng thì bạn đặt vào ô màu trắng. Ngược lại, nếu bạn đang cầm ô màu đen thì bạn đặt quân Hậu vào ô màu đen. 

Bước 6: Đặt quân Vua

Kế đó, bạn lấy quân Vua (quân cờ cao nhất, phía trên có vương miện và hình chữ thập) đặt vào ô cuối cùng của hàng, bên cạnh quân Hậu.

Bước 7: Đặt các quân Tốt

Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành hàng đầu tiên, bạn tiến hành đặt 8 quân tốt  vào hàng thứ hai, liền kề với hàng đầu tiên. Bởi vì các quân Tốt có nhiệm vụ và chức năng như nhau nên bạn có thế đặt chúng bất kì trên hàng này.

Ví dụ: Đối với quân Trắng, thì đó là hàng đánh số 2, quân Đen là hàng đánh số 7.

Nguyên tắc di chuyển các quân cờ vua

Trong một bàn cờ, các quân cờ sẽ có cách đi và cách ăn quân khác nhau. Chính vì thế, bạn cần phải nắm rõ các nguyên tắc di chuyển các quân cờ vua như sau: 

- Quân Tốt

Quân Tốt chỉ đi thẳng phía trước, không đi lùi. Ở vị trí xuất phát, quân Tốt được phép tiến 1 hoặc 2 ô tùy người chơi. 

Sau khi đã rời khỏi vị trí ban đầu, quân Tốt chỉ có thể tiến 1 ô cho mỗi nước đi. 

Ngoài ra, quân Tốt không ăn quân đối phương trên đường đi giống như những quân khác mà nó sẽ thực hiện ăn chéo về phía trước 1 ô. 

Đặc biệt, sau khi Tốt phong cấp, cách di chuyển và cách ăn của Tốt sẽ tương tự như quân mà nó được phong cấp. 

Theo đó, phong cấp chính là việc thay thế cho 1 quân Tốt bởi 1 quân cờ khác (Hậu, Xe, Mã, Tượng) khi quân Tốt đó đã đi đến hàng cuối phía bên kia của bàn cờ. Đồng thời, việc phong cấp sẽ được thực hiện ngay ở ô mà quân Tốt tiến đến và có hiệu lực lập tức. 

- Quân xe

Quân xe di chuyển dọc và ngang nhiều ô bất kì nếu không có quân cản. Đồng thời, trên đường di chuyển, quân xe có thể ăn bất kì quân khác màu và thay thế vị trí của quân đó nhưng lại không được phép nhảy qua đầu quân khác. 

Ví dụ: Như hình minh hoạ dưới đây, quân xe không được đi qua ô mà quân Tốt đang nằm bởi vì quân xe bị cản bởi quân Tốt. Tuy nhiên, quân xe có thể ăn được quân tốt đen và quân tốt trắng. Nếu bạn muốn ăn quân tốt đen, hãy lấy quân đó ra và đặt quân xe vào vị trí đó. 

- Quân Mã

Quân Mã di chuyển theo hình chữ L (đi ngang 1 ô và dọc 2 ô), có thể tiến hoặc lùi 2 ô sau đó rẽ trái hoặc phải 1 ô hay sang trái hoặc phải 2 ô sau đó tiến hoặc lùi 1 ô. 

Đặc biệt, quân Mã cũng là quân duy nhất trên bàn cờ được phép nhảy qua đầu các quân khác. Đồng thời, tại vị trí mà quân mã sẽ di chuyển tới, quân Mã có thể ăn quân đang ở vị trí đó.

- Quân Tượng

Quân Tượng di chuyển theo đường chéo và nó có thể tiến, lùi bao nhiêu ô cũng được tuỳ theo ý định của người chơi. Tuy nhiên, quân Tượng luôn đi theo các ô cùng màu nó đang đứng.

Đồng thời, quân Tượng cũng không được phép nhảy qua đầu quân khác nhưng nếu trên đường di chuyển, nó có thể ăn bất cứ quân nào và thay thế vị trí của quân đó trên bàn cờ.

- Quân Hậu

Có thể nói, quân Hậu là quân mạnh nhất của bàn cờ, được tổng hợp sức mạnh của cả Xe và Tượng. Nó có thể di chuyển linh hoạt theo hàng ngang, cột dọc như Xe và vừa có thể đi theo đường chéo như Tượng. 

Tuy nhiên, quân Hậu không được phép nhảy qua đầu quân khác. Nhưng trên đường di chuyển, quân Hậu có thể ăn bất cứ quân nào và thay thế vị trí của quân đó. Đặc biệt, khi nằm giữa bàn cờ, quân Hậu có khả năng kiểm soát đến 27 ô cờ. 

- Quân Vua

Quân Vua là quân quan trọng nhất trong Bàn cờ nhưng đồng thời nó cũng là quân yếu nhất. Nó chỉ được phép di chuyển 1 ô sát bên cạnh vị trí ô mà nó đang đứng. Nhưng lưu ý là nó không được phép di chuyển đến ô “ bị chiếu” (nơi mà vua sẽ bị bắt).

Trên đường di chuyển, quân Vua có thể ăn bất cứ quân nào và thay thế vị trí của quân đó. 

Cách chơi một bán cờ vua cơ bản

Trước khi tiến hành chơi cờ vua, hai bên sẽ nhận một quân cờ (một bên cờ trắng và một bên cờ đen). Mục đích cuối cùng của việc chơi cờ vua chính là bạn chiếu tướng quân Vua và ăn các quân cờ của đối thủ để giành thắng lợi. Và để đạt được điều đó, bạn tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1. Thiết lập Bàn cờ

Đầu tiên, khi ván cờ bắt đầu, bàn cờ được sắp xếp để mỗi đấu thủ đều có ô trắng (hoặc ô màu nhạt) ở góc dưới tay phải. Khi đó, các quân cờ được bố trí như hình bên dưới. 

Bước 2: Di chuyển các quân cờ theo luật đã định.

Trong bàn cờ vua, người chơi quân trắng sẽ là người đi trước. Do đó, các đối thủ sẽ thường sẽ tung đồng xu hoặc chơi trò đoán quân Tốt trong tay người kia để quyết định xem ai là người chọn quân trắng. Trong một số trường hợp, việc sử dụng quân trắng có lợi thế nhỏ giúp người chơi có cơ hội tấn công ngay lập tức. 

Bên cạnh đó, trong quá trình chơi, một số thuật ngữ và quy tắc sẽ xuất hiện điển hình như:

- Luật Nhập Thành

Theo quy luật này, bạn có thể thực hiện cùng lúc 2 việc là đưa quân Vua tới vị trí an toàn hơn và cho phép quân Xe rời khỏi góc bàn cờ. (Giống như hình bên dưới).

Cụ thể, theo lượt đi nhập thành, bạn sẽ di chuyển Vua 2 ô về một phía của bàn cờ (chỉ được phép đi ngang) và quân Xe (trong góc, hướng Vua di chuyển) ra phía ngoài, đứng cạnh Vua nhưng ở phía ngược lại. 

Tuy nhiên, để thực hiện điều này, bạn phải đảm bảo những điều sau:

  • Lượt này phải là lượt đi đầu tiên của vua
  • Lượt này phải là lượt đi đầu tiên của quân xe
  • Không được có bất kỳ quân nào khác giữa con vua và con xe
  • Quân vua không thể bị chiếu hoặc đi cắt qua đường chiếu

 

 

- Luật Phong cấp

Nếu quân Tốt di chuyển đến hàng cuối cùng ở phía bên kia bàn cờ, nó có thể được thay thế bằng một quân cờ khác (đây gọi là Phong cấp). Đồng thời, nó có thể thăng hạng thành bất kỳ quân gì trong bàn cờ nhưng trừ quân Vua. Thường thì, quân Tốt sẽ thăng làm quân Hậu, nhưng sẽ không bao giờ nó dùng để trao đổi quân đã bị bắt.

- Luật Bắt tốt qua đường

Bên cạnh quy luật phong cấp thì quân Tốt cũng còn một quy tắc khác là khi di chuyển 2 ô trong nước đi đầu tiên thì nó sẽ đụng phải quân tốt của đối thủ. Khi đó, nó có thể bắt Tốt vừa đi 2 ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi 1 ô. Tuy nhiên, nước đi này chỉ được thực hiện ngay sau nước tiến Tốt 2 ô.

Bước 3: Kết thúc ván cờ vua

Để kết thúc 1 ván cờ vua, bạn có rất nhiều cách như chiếu hết, cờ hòa, chịu thua, hoặc hết giờ…

- Chiếu tướng và chiếu bí

Chiếu là nước đi khiến Quân Vua đối phương bị bắt. Đồng thời, mục đích cuối cùng của ván đấu cũng là chiếu hết đối phương hay còn gọi là “chiếu bí”. Nó xảy ra khi quân vua bị chiếu và không có cách nào để thoát khỏi thế chiếu.

Khi đó, chỉ có 3 cách giúp quân vua thoát khỏi thế chiếu:

  • Di chuyển để tránh chiếu (nhưng không thể nhập thành).
  • Dùng một quân cờ khác để chắn đường chiếu.
  • Hoặc bắt quân cờ đang tấn công quân vua.

Và nếu như quân Vua không thể thoát khỏi thế chiếu, thì điều này đồng nghĩa là ván cờ sẽ kết thúc. 

- Cờ hòa

Trong một số trường hợp, ván cờ sẽ không có người thắng hoặc người thua mà nó sẽ có kết thúc hoà. Nhưng vị trí dẫn đến thế cờ hòa là Vua của họ KHÔNG bị chiếu và cũng không có một nước di chuyển hợp lệ nào nữa.

Thông thường sẽ có 5 lý do để 1 ván cờ kết thúc hoà, cụ thể như:

  • Thỏa thuận hòa: Các đối thủ có thể đồng ý hòa cờ và ngừng chơi
  • Khi không đủ lực lượng: Nếu bạn cảm thấy không có đủ quân cờ để chiếu bí đối thủ. 
  • Thế cờ lặp lại: Bạn có quyền thủ hoà nếu 1 thế cờ được lặp lại chính xác 3 lần (không nhất thiết phải lặp lại ba lần liên tiếp).
  • Hòa bằng luật 50 nước đi: Nếu cả 2 người chơi không di chuyển được 1 quân Tốt nào hoặc không ăn quân nào trong 50 lượt liên tục, khi đó ván cờ được tuyên là hòa.

Ghi chép cờ vua

Biên bản ván cờ là một bản ghi các nước đi của 2 kỳ thủ trong một ván đấu. Theo đó, trong quá trình diễn ra ván đấu, mỗi đấu thủ phải tự ghi cả nước đi của mình và nước đi của đối phương vào biên bản ván cờ. Việc làm này có thể giúp bạn dễ dàng lưu giữ và xem lại các ván cờ của mình. 

Hướng dẫn một số cách chơi cờ vua 2 người đơn giản, thắng nhanh

Từ lâu, cờ vua được biết đến là một trò chơi trí tuệ lôi cuốn đòi hỏi người chơi phải có kỹ năng và chiến thuật hợp lý mới có thể giành được chiến thắng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dễ dàng chiến thắng đối thủ nếu áp dụng các bí kíp sau. 

1. Cách để Chơi cờ vua cho người mới bắt đầu

Nếu bạn là người mới bước chân vào trò chơi này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau để giành chiến thắng một cách nhanh chóng. 

1.1 Nắm vững luật chơi, bàn cờ và quân cờ

Bước 1: Nắm vững các quân cờ và cách di chuyển của chúng. 

Trong một bàn cờ, mỗi quân cờ sẽ có những cách di chuyển khác nhau, cụ thể:

  • Quân Tốt: Có thể di chuyển tiến về phía trước 1 hoặc 2 ô ở lượt đi đầu tiên. Nhưng các lần sau đó, chỉ được tiến 1 ô. Đồng thời, nó cũng tấn công được các quân khác nằm chéo về phía trước một ô. Đặc biệt, nó không thể đi lùi.
  • Quân Xe: Có thể đi ngang hoặc đi dọc tùy ý nếu không bị cản. Đồng thời, quân Xe có thể tấn công các quân nằm trên đường đi của nó.
  • Quân Mã: Quân Mã đi theo hình chữ 'L' được tạo bởi 2 ô ngang và 1 ô dọc, hoặc 1 ô ngang và 2 ô dọc, chữ 'L' này có thể ngả theo mọi hướng. Đặc biệt, quân Mã là quân duy nhất có thể nhảy qua đầu các quân khác. Nó chỉ tấn công những quân nằm trong các ô mà nó có thể nhảy tới.
  • Quân Tượng: Quân Tượng chỉ đi chéo, nhưng có thể đi bao nhiêu ô tùy ý trừ phi bị cản. Đặc biệt, quân cờ này có hình như chiếc mũ của vị giám mục Thiên Chúa giáo.
  • Quân Hậu: Quân Hậu là quân quyền lực nhất trên bàn cờ (thường có vương miện nữ tính hơn quân Vua). Nó có thể đi ngang, dọc, hoặc chéo tùy ý và tấn công theo mọi hướng.
  • Quân Vua: Quân Vua chỉ có thể đi một ô mỗi lượt, di chuyển theo mọi hướng. Đồng thời, đây cũng là quân cờ mà bạn bằng mọi giá không thể để mất nếu không bạn sẽ bị thua cuộc. 

Bước 2: Hiểu thế nào là "chiếu tướng". 

Chiếu tướng chính là việc quân Vua của bạn bị đối thủ tấn công. Nếu muốn hoá giải, bạn buộc phải thực hiện 3 cách sau:

  • Di chuyển quân Vua tới 1 ô an toàn (không bị chiếu).
  • Bắt quân đang chiếu tướng.
  • Chặn đường chiếu bằng quân cờ khác. Tuy nhiên, điều này sẽ không có tác dụng nếu như quân đang chiếu tướng là Tốt hoặc Mã).

Trường hợp, nếu bạn không thể thực hiện 1 trong 3 cách trên thì có nghĩa là bạn đã thua và ván cờ sẽ đươc kết thúc. 

Bước 3: Hiểu rõ khái niệm của trò chơi. 

Để có thể chiến thắng đối thủ, trong quá trình chơi bạn phải tìm cách bắt quân Vua của đối phương. Ngược lại, bạn cũng phải bảo vệ quân Vua của mình trước sự tấn công của kẻ thù. Bên cạnh đó, hãy tiến hành bắt thật nhiều quân của đối thủ để ngăn chặn sự tấn công. 

Bước 4: Xếp bàn cờ. 

Tiếp theo, sau khi đã quen mặt với các quân cờ, bạn có thể tự mình tiến hành xếp bàn cờ cụ thể như sau:

  • Xếp tất cả Tốt vào hàng thứ 2 trước từ dưới đếm lên trên bàn cờ.
  • Tiến hành đặt 1 quân Xe vào mỗi góc của bàn cờ ở phía bạn.
  • Sau đó, đặt một quân Mã cạnh mỗi quân Xe và 1 quân Tượng cạnh mỗi quân Mã.
  • Tiếp theo, bạn đặt quân Hậu vào 1 trong 2 ô còn lại ở hàng thứ nhất. Nhưng tùy vào màu của quân đó (tức là nếu bạn có quân Hậu màu đen, hãy đặt nó vào ô đen; nếu là quân Hậu trắng, đặt nó vào ô trắng).
  • Cuối cùng, bạn đặt quân Vua vào ô cuối cùng còn lại. Hãy kiểm tra liệu bố cục các quân của đối phương có giống vậy không. Lưu ý, 2 quân Hậu phải đối diện với nhau và 2 quân Vua cũng vậy.

Bước 5: Nếu bạn muốn chơi chuyên nghiệp, hãy học cách gọi tên ô dùng hệ thống các hàng và cột. 

Trên mỗi bàn cờ sẽ được gắn với 1 chữ cái và một số tương ứng. Chính vì thế, khi có người nói "Tượng tới C3", chính là họ đang sử dụng hệ thống này. Bên cạnh đó, hệ thống hàng và cột này cũng giúp bạn gọi tên ô trở nên dễ dàng hơn.

1.2 Chơi cờ

Bước 1: Bên Trắng đi trước. 

Trong mọi bàn cờ, bên trắng sẽ là bên khai cuộc đi trước. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Không tấn công khi khai cuộc: Khi khai cuộc, bạn chỉ cần đưa các quân cờ tới vị trí có lợi và an toàn.
  • Ban đầu, bạn chỉ nên dành 1 đến 2 nước với quân Tốt: Đừng quá tập trung vào quân Tốt và hãy để tâm vào những quân khác mạnh hơn như Tượng, Mã, Hậu và Xe. 
  • Nước đi khai cuộc của bạn phụ thuộc vào đối phương: Hãy tự mình cảm nhận về trận đấu. Từ từ quan sát và đoán xem ý đồ của đối phương để có thể ra nước đi phù hợp. 

Bước 2: Sử dụng luật "bắt Tốt qua đường" (en passant). 

Đây là chiến thuật giúp bạn trở nên khó hiểu hơn trong mắt đối phương. Cụ thể trong nước đi đầu tiên, bạn di chuyển quân Tốt đi 2 ô. Sau đó, quân Tốt của bạn tới đứng cạnh Tốt của đối phương trên cùng một hàng.

Tiếp theo, đối phương có quyền bắt quân Tốt của bạn qua đường. Có nghĩa là thường thì Tốt chỉ có thể tấn công chéo 1 ô nhưng trong trường hợp này, nó vừa có thể bắt quân Tốt ở ngang nó, vừa đi chéo một ô như bình thường.

Bước 3: Đi theo lượt. 

Trong trận đấu, bạn hãy tiến hành bắt Vua của đối thủ. Đồng thời, bạn cũng sẽ chiếm ưu thế hơn nếu biết cách uy hiếp Hậu hoặc Vua của đối phương và buộc đối phương ở thế phòng thủ. 

Bước 4: Luôn suy tính trước một hoặc hai nước đi. 

Đây không phải loại trò chơi mà bạn có thể di chuyển lung tung các quân cờ. Do đó, nên suy tính trước một hoặc hai nước đi. Đồng thời, bạn cũng phải suy tính về ý đồ của đối phương phía sau các nước đi để ra quân cho phù hợp. 

Bước 5: Biết cách "nhập thành". 

Đặc biệt, trong 1 bàn cờ bạn có thể sử dụng nước đi nhập thành bằng cách thay đổi vi trí của quân Xe và quân Vua cùng 1 lúc. Nhập thành chính là việc quân Xe và Vua đổi chỗ cho nhau. Khi đó, Vua được che chắn còn Xe được triển khai và sẵn sàng nhập cuộc. 

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể nhập thành khi:

  • Cả Vua và Xe được dùng nhập thành chưa bao giờ di chuyển.
  • Quân Vua không bị chiếu.
  • Giữa Vua và Xe không còn quân cờ nào khác.
  • Quân cờ đối phương không kiểm soát những ô nằm giữa vị trí sau nhập thành và vị trí trước nhập thành.

Bước 6: Thắng ván cờ bằng cách chiếu hết Vua của đối phương. 

Một ván cờ được xem là thắng nếu như bạn chiếu tướng được Vua của đối phương và khi đó Vua của đối thủ không có đường chạy nữa. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, cả 2 bên sẽ dẫn đến kết qủa hoà, cụ thể:

  • Thỏa thuận hòa. 
  • Thế cờ lặp lại. 
  • Hòa bằng luật 50 nước đi. 
  • Khi không đủ lực lượng. 
  • Nếu tất cả các quân khác trừ quân Vua đã bị bắt và bị loại khỏi ván cờ.

1.3 Vận dụng chiến thuật

Bước 1: Tận dụng tối đa toàn quân. 

Trong quá trình chơi, bạn hãy vận dụng các chiến thuật, đừng di chuyển Mã quá nhiều vì nó có thể thực hiện nhiều nước chiếu tướng. Song hãy thực hiện huy động toàn quân để không bị đối phương dễ dàng bắt được các quân cờ còn lại. Nhớ cố gắng giữ cho thế cờ được linh hoạt và ngăn cản được các nước đi của đối phương.

Bước 2: Kiểm soát trung tâm. 

Tiếp theo, bạn hãy kiểm soát trung tâm thay vì kiểm soát hai bên vì đôi khi quân cờ có thể di chuyển nhiều hướng. Khi bạn đã làm chủ được trung tâm, hãy bắt đầu si chuyển linh hoạt ở các cạnh, góc. 

Ví dụ: Quân Mã chỉ có 2 lựa chọn di chuyển từ góc, nhưng có đến 8 lựa chọn di chuyển từ trung tâm.

Bước 3: Đừng thí quân một cách không cần thiết. 

Đối với mỗi quân cờ, bạn cũng cần nên cẩn trọng. Nếu bắt buộc phải bỏ 1 quân cờ, hãy dùng nó để trao đổi ngang bằng hoặc hơn giá trị. Trong một bàn cờ, các quân cờ sẽ có hệ thống tín điểm như sau:

  • Tốt là 1 điểm
  • Mã là 3 điểm
  • Tượng là 3 điểm
  • Xe là 5 điểm
  • Hậu là 9 điểm
  • Vua là vô giá bởi nếu mất Vua, bạn sẽ thua cuộc.

Bước 4: Bảo vệ Vua của bạn. 

Bảo vệ Vua là một việc làm hết sức quan trọng, nó có thể quyết định bạn có thắng trận đấu hay là không. Chính vì thế, trong lúc tấn công, bạn cũng nên phòng thủ. cho Vua của mình. Hãy để cho Vua của bạn luôn nằm trong vùng được kiểm soát nhé. 

2. Hướng dẫn cách chơi cờ vua cho bé

Bước 1: Nhận biết quân cờ và bàn cờ

Đối với các bé mới bắt đầu, trước khi tìm hiểu về các quy tắc và luật chơi của cờ vua, bạn nên giới thiệu cho trẻ một cách tổng quát các quân cờ và sắp xếp chúng lên bàn cờ.

Sau đó, bạn tiếp tục hướng dẫn trẻ ghi nhớ từng nước đi của từng quân cờ để có thể tiến hành ra quân cho phù hợp. 

Bước 2: Làm thế nào để chiến thắng một ván cờ?

Sau khi các bé đã nhận biết được tên các quân cờ, hãy tiến hành xây dựng các câu chuyện có vua, hoàng hậu và binh lính để giúp bé ghi nhớ lâu hơn. Câu chuyện kể về 2 đất nước sẽ chiến đấu với nhau để giành chiến thắng. Lúc này, bé sẽ là người chỉ huy quân đội trong bàn cờ sao cho có thể “chiếu bí” được vua của đối thủ.

Bước 3: Cách dạy trẻ chơi cờ vua: Hãy bắt đầu với quân tốt

Mỗi quân cờ trong 1 bàn cờ sẽ có những cách di chuyển khác nhau. Chính vì thế, trước tiên bạn nên giới thiệu cho bé những quân cờ tốt để hạ gục đối thủ. Sau đó, mới từ từ làm quen với các bước di chuyển thẳng và chéo.

Cũng theo đó, quân Tốt tuy là quân yếu nhất nhưng có thể thăng cấp. Khi tiến đến cuối cùng của bàn cờ đối thủ, nó sẽ được thăng cấp thành một quân cờ khác (mã, tượng, xe, hậu) tùy vào vị trí mà chúng đến được.

Bước 4: Để quân mã chiếm ưu thế

Tiếp theo, bạn hãy giới thiệu với trẻ về quân Mã có hình chú ngựa. Quân cờ này sẽ được di chuyển theo hình chữ L và mỗi bước đi gồm tổng cộng 3 ô. Đặc biệt, quân Mã có thể nhảy qua các quân khác mà không bị cản trở bởi những quân cờ trước mặt. 

Bước 5: Dạy bé chơi cờ vua: Quân tượng xuất trận

Sau khi đã làm quen với quân Tốt và quân Mã, bạn hãy tiếp thêm quân Tượng vào bàn cờ. Quân cờ này có cách di chuyển hơi khó hơn chính là di chuyển theo đường chéo. Đặc biệt, quân cờ này cũng không giới hạn khoảng cách.

Bước 6: Đến lượt quân xe

Kế đến là quân Xe, quân cờ này có thể đi dọc hoặc đi ngang với số ô tùy ý trên bàn cờ. Cũng theo đó, bạn có thể tập cho trẻ bố trí chiến thuật để phát huy được thế mạnh của mỗi quân cờ.

Bước 7: Quân hậu – Giữ an toàn cho vua

Đây là quân được xem là mạnh nhất trong bàn cờ. Tuy nhiên, bạn đừng dạy bé ra quân cờ này đầu tiên vì có thể bé sẽ đánh mất quân cờ này cũng như tạo cơ hội để đối thủ chiếu bí quân vua. Quân hậu có thể di chuyển theo bất kỳ hướng nào mà không bị giới hạn. 

Mặc dù là quân Hậu là quân cờ tốt nhưng bạn cũng cần phải cho trẻ biết rằng phải kết hợp sức mạnh của “quân đội” và quân hậu để bảo vệ quân vua của mình. Việc hiểu được giá trị và vai trò của các quân khác trên bàn cờ có thể giúp con bạn tìm ra thời điểm và chiến thuật tốt. 

Bước 8: Cách dạy trẻ chơi cờ vua: Vua là quân cờ quyền lực nhất

Trong một bàn cờ, quân Vua chính là quân cờ quyền lực nhất. Tuy nhiên, nó chỉ được di chuyển hạn chế trong vòng 1 ô quanh nó. Cũng theo đó, quân Vua rất quan trọng vì chỉ cần quân vua bị bất kỳ quân nào của đối thủ “chiếu bí” thì xem như ván cờ đã có nguy cơ kết thúc. Do đó, ngay từ đầu bạn nên dạy cho bé tầm quan trọng của quân Vua và cách sử dụng của nó. 

Bước 9: Bắt đầu ván cờ

Thực hành chính là việc làm hiệu quả để bé có thể làm quen nhanh với bàn cờ. Sau khi đã hướng dẫn cho bé về vai trò, vị trí và nguyên tắc di chuyển của các quân cờ, bạn hãy cùng bé chơi một ván cờ đầu tiên. 

Trường hợp bé chưa thể nhớ hết được, hãy tiến hành lập một danh sách về các quân cờ và cách di chuyển của chúng để bé có thể tham khảo khi quên. Khi đó, qua nhiều ván chơi sẽ giúp trẻ học được nhiều chiến thuật chơi.

3. Cách chơi cờ vua thông minh, thắng nhanh

* Cách thắng cờ khi mới chơi

 

Bước 1: Hiểu rõ giá trị của từng quân cờ để bảo vệ chúng theo mức độ tương ứng. 

Trong một bàn cờ, quân Vua là quân cờ quan trọng nhất. Nếu quân Vua bị chiếu bí đồng nghĩa là bạn đã thua ván cờ này. Các giá trị quân cờ sẽ được tính như sau:

  • Tốt = 1 điểm
  • Mã = 3 điểm
  • Tượng = 3 điểm
  • Xe = 5 điểm
  • Hậu = 9 điểm

Nếu muốn thắng trận đấu, bạn hãy chiếm được những quân cờ có giá trị cao.

Bước 2: Hiểu rõ mục tiêu của một nước cờ khai cuộc hiệu quả. 

Cờ khai cuộc là những nước cờ đầu tiên của trận đấu. Đặc biệt, nó sẽ quyết định chiến thuật và thế trận chung cho toàn bộ ván cờ. Đồng thời, mục tiêu của việc khai cuộc chính là phát triển quân, di chuyển nhiều quân mạnh nhất có thể ra khỏi vị trí ban đầu. Do đó, bạn nên có một chiến thuật khai cuộc hiệu quả. Sau đây là một vài bí kíp khai cuộc hiệu quả:

  • Đưa Tốt của tới trung tâm bàn cờ và mở đường để các quân cờ mạnh hơn tiện di chuyển. Thườngl à đưa Tốt ở cột có Vua tiến lên 2 ô, sau đó đưa Tốt ở cột có Hậu lên 2 ô - nếu quân Tốt này không bị đe dọa sau nước đi đầu tiên của đối phương.
  • Sau khi khai cuộc, quân trắng nên tập trung tấn công và làm chủ trận đấu. Còn bên đen nên phòng ngự và chờ đợi thời cơ, chỉ nên tấn công khi bên trắng mắc sai lầm và lộ sơ hở.
  • Đừng di chuyển 1 quân 2 lần, trừ khi quân đó rơi vào thế hiểm và có thể bị bắt mất. Lưu ý bạn càng di chuyển được nhiều quân, đối thủ sẽ càng phải phản ứng nhiều với nước cờ của bạn.

Bước 3: Nghĩ trước từ 4-5 nước đi, dùng từng nước đi để sắp đặt những đòn tấn công phức tạp hơn. 

Nếu muốn thắng cờ, bạn cần phải liên tục tính trước các nước đi, không ngừng đặt ra những đòn tấn công dài hơi và phức tạp hơn để trấn áp đối thủ. Đặc biệt, đối với những nước cờ đầu tiên, bạn nên sắp đặt toàn bộ trận đấu đừng lộ ra sơ hở cũng như lúc nào cũng phải kiểm soát được trận đấu. 

Bước 4: Thử chuỗi 4 nước chiếu hết (còn gọi là "Scholar's Mate") để thắng trận gần như ngay lập tức. 

Đây là chiêu chỉ được dùng 1 lần cho mỗi kỳ thủ, do đó bạn nên tinh ý nhận ra trước khi bị chiếu hết. Theo đó, Scholar's Mate cũng là phương án khá hay để gây bất ngờ cho người mới chơi và giúp bạn thắng trận nhanh gọn.

  • Nếu bạn cầm quân trắng: Tốt ở cột Vua tiến một ô (E7-E6); Tượng cánh Vua tới C5; Hậu tới F6; Hậu tới F2.
  • Nếu bạn cầm quân đen: Tốt ở cột Vua tiến một ô (E2-E3); Tượng cánh Vua tới C4; Hậu tới F3; Hậu tới F7.
  • Chế ngự Scholar's Mate: Đưa Mã lên chặn đường nếu bạn thấy đối thủ sử dụng Scholar's Mate - khả năng cao là đối thủ sẽ không hy sinh Hậu chỉ để bắt Mã của bạn. Một cách khác sử dụng nước cờ khá tương tự là để Hậu ở lại E7 ngay trước Vua của bạn thay vì đẩy Hậu lên.

Bước 5: Kiểm soát các ô trung tâm để kiểm soát trận đấu. 

Đối với những ô trung tâm, bạn cần phải có chiến thuật hợp lý để kiểm soát, nhất là 4 ô ở giữa. Đặc biệt, từ trung tâm bàn cờ, bạn có thể tấn công tới bất cứ đâu, đồng thời kiểm soát được nhịp độ cũng như hướng đi của trận đấu.

Ví dụ như quân Mã có tới 8 nước đi nếu ở giữa bàn cờ, nhưng khi ở các ô cạnh thì chỉ có 2 nước đi. Có hai cách thức để chiếm giữ vùng trung tâm:

  • Vùng trung tâm được hỗ trợ là khi bạn dần dần di chuyển quân của mình vào trung tâm bàn cờ. Theo đó, Mã và Tượng hỗ trợ từ bên cạnh, có thể tiến lên và ăn quân nếu bạn bị tấn công. Song cách thức phát triển quân chậm như vậy phổ biến hơn.
  • Sử dụng bên sườn là lối chơi hiện đại để kiểm soát vùng trung tâm bàn cờ từ bên ngoài. Đặc biệt, Xe, Hậu và Mã của bạn sẽ chiếm 2 bên bàn cờ, khiến đối thủ không thể đưa quân vào trung tâm mà không bị hao tổn lực lượng.

Bước 6: Phát triển lần lượt các quân cờ. 

Tiếp theo, bạn bắt đầu xây dựng thế công của mình bằng cách đưa quân tới những ô có vị trí tốt nhất và rời khỏi vị trí khởi đầu của chúng.

  • Ngoại trừ những tình thế bắt buộc, cách tốt nhất là di chuyển lần lượt từng quân cờ. Nhớ là đừng di chuyển 1 quân 2 lần, trừ trường hợp bạn cần phòng thủ trước đợt tấn công bất ngờ của đối phương hoặc để ra đòn chí mạng.
  • Bên cạnh đó, bạn không bắt buộc phải di chuyển tất cả các quân. Ví dụ, đưa toàn bộ Tốt về phía trước sẽ không giúp bạn thắng cuộc, bởi bạn đang tự phá vỡ hàng phòng ngự bảo vệ Vua của mình.

Bước 7: Học cách nhập thành. 

Tới đây, bạn có thể tiến hành nhập thành cho Vua nhảy qua Xe, dùng Xe làm tường chắn bảo vệ hiệu quả. Song bạn vẫn còn một hàng Tốt trước mặt Vua để bảo vệ. Đây là chiến thuật vô cùng hiệu quả, đặc biệt đối với người mới chơi đang làm quen với cờ vua. Để thực hiện nhập thành:

  • Di chuyển Tượng và Mã (và có thể cả Hậu) để mở đường trống giữa Vua và Xe. Cố giữ vị trí của nhiều quân Tốt hết mức có thể. Bạn có thể nhập thành ở một trong hai phía.
  • Trong cùng một nước đi, đưa Xe và Vua lại gần nhau; khi chúng ở cạnh nhau, hãy đổi vị trí của hai quân. Nếu bạn nhập thành ở cánh Vua, bạn sẽ có Vua ở G1 và Xe ở F1.
  • Lưu ý rằng Vua và Xe không được di chuyển trước khi nhập thành. Nếu chúng đã di chuyển, bạn không thể nhập thành.
  • Một yếu tố giúp bạn thắng cờ là khả năng đọc vị đối phương và không để đối phương đọc vị mình. Đừng di chuyển quân cờ cho tới khi chắc chắn đó là nước đi đúng đắn.
  • Trong mọi tình huống, bạn luôn cần tính trước vài nước cờ. Cụ thể hơn, bạn cần biết phạm vi di chuyển của từng quân cờ mình có trong mọi tình huống và dự đoán được phản ứng của đối phương. Đây là một kỹ năng khó tiếp thu và đòi hỏi bạn thường xuyên tập luyện.

* Cách thắng cờ với trình độ trung cấp

Bước 1: Quan sát kỹ lưỡng nước cờ của đối phương. 

Bạn cần phải tự mình đặt ra nhiều câu hỏi trong quá trình chơi như Họ phát triển quân cờ nào? Lối chơi của họ thiên về phía nào của bàn cờ? Đặt mình vào vị trí của đối phương và tìm hiểu ý đồ chiến lược lâu dài của họ là gì?

Sau đó, bạn cần thường xuyên điều chỉnh theo phương án của đối phương. Tìm cách ngăn chặn và kìm hãm kế hoạch tấn công. 

Bước 2: Biết thời điểm trao đổi quân. 

Việc trao đổi quân đôi khi cũng đem lại nhiều ưu thế nhất là khi bạn đổi ngang bằng hoặc hơn giá trị. Đôi khi bạn sẽ không muốn trao đổi quân khi:

  • Bạn chiếm ưu thế về thế trận, kiểm soát trung tâm và phát triển quân. Tổng số quân cờ trên bàn cờ càng ít, lợi thế bạn có sẽ càng giảm đi, đối thủ càng dễ dàng phòng ngự chống lại bạn.
  • Đối thủ bị dồn ép hoặc kẹt trong một góc. Khi bạn vây hãm được quân cờ của đối phương, sẽ khó khăn để họ di chuyển hoặc xoay xở nhiều quân cờ, nhưng họ sẽ tự do nếu số quân cờ giảm đi.
  • Bạn có ít quân hơn đối phương. Hãy trao đổi quân khi bạn có nhiều quân hơn đối phương và ưu thế các mặt của hai bên là tương đương, bạn cũng sẽ mở được thêm đường tấn công mới.
  • Bạn khiến đối phương bị chồng Tốt. Tốt chồng là khi một quân Tốt chặn trước một quân Tốt khác, khiến cả hai quân không còn hữu dụng và gây trở ngại trên phần bàn cờ phía bạn. Tuy nhiên, bạn nên làm đối phương bị chồng Tốt sau khi trao đổi quân ngang bằng.

 

Bước 3: Phát triển trước 5-6 nước đi trong mọi thời điểm. 

Nếu muốn thường xuyên thắng cờ, điều quan trọng là bạn phải có tầm nhìn. Theo đó, mỗi quân cờ mà bạn di chuyển cần hướng tới 3 mục tiêu chung. Khi để tâm tới những mục tiêu này, bạn có thể dễ dàng ứng biến nhiều chuỗi nước đi phức tạp để thắng cờ:

  • Phát triển nhiều quân cờ (Xe, Mã, Hậu, Tượng) từ sớm và thường xuyên. Đưa chúng khỏi vị trí khởi điểm để mở ra nhiều cơ hội cho bản thân.
  • Kiểm soát trung tâm. Trung tâm bàn cờ là nơi diễn ra những diễn biến quan trọng của trận đấu.
  • Bảo vệ Vua. Dù có thế trận tấn công đặc biệt hiệu quả, bạn vẫn sẽ thua vào phút cuối nếu để Vua bị sơ hở.

Bước 4: Thay vì ngay lập tức tận dụng lợi thế của mình, cần biết chờ cơ hội tận dụng chúng một cách toàn diện. 

Hãy kiểm soát được nhịp độ ván cờ và duy trì nó. Nếu đối thủ chỉ đang thụ động phản ứng, thường xuyên có những nước đi lạ lùng và không thể ra đòn tấn công, hãy dần dần làm suy yếu lực lượng của đối thủ.

Hãy nên nhớ rằng bạn có thể thắng 1 lần trao đổi nhưng vẫn có thể thua chung cuộc. Đừng nên lựa chọn những nước đi khiến bạn sơ hở và bị phản công. Thay vào đó, hãy tấn công những quân phòng ngự của đối phương, kiểm soát trung tâm bàn cờ và chờ thời cơ ra đòn chí mạng.

Bước 5: Học cách ghim quân. 

Ghim quân cũng là cách bạn bẫy hoặc giữ một quân làm "con tin", khiến đối phương chịu rủi ro mất quân nếu muốn sử dụng quân đó hiệu quả. Song đây cũng là cách giao tranh thụ động nhằm kiểm soát trận đấu cũng như đối thủ của bạn.

Đặc biệt, để ghim quân, hãy quan sát phạm vi di chuyển của mỗi quân cờ. Các quân cờ có phạm vi di chuyển hạn chế là mục tiêu tốt nhất của bạn. Thay vì tấn công, bạn nên đặt quân để có thể bắt quân của đối phương - bất kể đối phương đi chuyển ra sao - và vô hiệu hóa quân đó trong một khoảng thời gian nhất định.

 

Bước 6: Đánh giá mỗi nước đi một cách khách quan. 

Điều quan trọng bạn cũng cần phải nắm khi chơi cờ vua chính là quan sát toàn bộ cục diện bàn cờ và đánh giá mọi nước đi mà mình có thể lựa chọn. Nên nhớ đừng di chuyển quân chỉ để qua lượt mà hãy dành thời gian suy tính nước đi tốt nhất cho mỗi lượt.

  • Nước đi này có khiến mình an toàn hơn trước không?
  • Mình có để sơ hở quân này, quân Vua hay bất kỳ quân cờ quan trọng nào khác không?
  • Đối thủ liệu có thể nhanh chóng đặt quân cờ của mình vào thế hiểm, buộc mình phải rút lui và "mất" một lượt không?
  • Nước đi có gây áp lực cho đối thủ và buộc họ phải phản ứng lại không?

Bước 7: Phối hợp theo nhóm để loại bỏ quân của đối phương. 

Ngoài việc giữ kiểm soát vùng trung tâm, bạn cũng cần biết cách phối hợp tấn công theo nhóm. Lúc này, những quân cờ của bạn được ví như là các bộ phận trong dàn nhạc giao hưởng, mỗi quân đều có chức năng riêng, nhưng chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất khi phối hợp cùng nhau.

Đồng thời, khi loại bỏ quân cờ của đối phương, bạn có nhiều cơ hội hơn để chiếu Vua và giảm khả năng Vua đối phương được phòng ngự. Đặc biệt, nếu sử dụng 2-3 nhóm quân cờ để hỗ trợ tấn công đối phương, bạn sẽ giữ được ưu thế về lực lượng.

Bước 8: Bảo vệ Hậu mọi lúc bằng Tượng hoặc Xe. 

Có thể nói Hậu là quân mạnh nhất trên bàn cờ, do đó bạn đừng nên đổi quân Hậu để lấy một quân khác. Chính vì thế, hãy luôn luôn bảo vệ và hỗ trợ Hậu, vì nhiều kỳ thủ sẽ hy sinh bất cứ quân nào của mình (ngoại trừ Hậu) để bắt Hậu của đối phương.

 

Bước 9: Đừng để Tốt ngáng đường Tượng của chính bạn. 

Quân Tượng có thể tấn công từ xa, chính vì thế việc sử dụng đôi Tượng để kiểm soát bàn cờ là rất quan trọng, đặc biệt vào đầu trận đấu. Với những chiến thuật khai cuộc khác nhau, bạn hãy nhanh chóng mở đường cho các quân cờ có giá trị cao di chuyển tự do. 

Ví dụ: Đưa Tốt tới D4/D5 hoặc E4/E5 sẽ mở đường cho Tượng di chuyển và kiểm soát các ô trung tâm. Xuất Tượng sớm, tận dụng tầm di chuyển xa của Tượng để chiếm ưu thế, đồng thời phát triển Xe và Hậu.

* Cách thắng cờ với trình độ cao cấp

Bước 1: Tính toán cả trận đấu ngay từ giai đoạn cờ khai cuộc. 

Trong 1 ván cờ vua, thường có 3 giai đoạn liên kết chặt chẽ với nhau. Thường thì những kỳ thủ giỏi nhất luôn tính trước 10-12 nước đi trong đầu và phát triển. Bên cạnh đó, 3-4 chiến thuật tùy thuộc vào nước đi của đối phương. Hãy là người biết rõ những nước đi và quân cờ được trao đổi ở đầu trận sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả cuối trận và lên kế hoạch ứng biến phù hợp.

  • Khai cuộc: Đây là giai đoạn quyết định phương hướng trận đấu. 4-5 nước đi đầu sẽ giúp bạn phát triển nhanh chóng các quân cờ và tiến công chiếm giữ vùng trung tâm của bàn cờ. Bạn có thể chủ động tấn công đối phương hoặc phòng thủ và chờ đối phương động thủ trước.
  • Trung cuộc: Giai đoạn này đơn thuần sắp đặt cho tàn cuộc. Bạn trao đổi quân, chiếm quyền kiểm soát trung tâm bàn cờ và sắp đặt sẵn 1-2 đường tấn công để có thể ra đòn bất cứ lúc nào. Việc trao đổi quân có thể có lợi trước mắt, nhưng bạn phải hiểu được tác động của việc mất quân tới cơ hội chiến thắng của mình.
  • Tàn cuộc: Chỉ còn lại vài quân trên bàn cờ, mỗi quân đều đặc biệt giá trị. Tàn cuộc dường như là giai đoạn gay cấn nhất của ván cờ; nhưng trên thực tế, thế trận đã được quyết định từ trước: người chơi "thắng" trung cuộc và có tài nguyên tốt hơn thường chiếu hết được đối phương.

Bước 2: Ưu tiên giữ Tượng hơn Mã cho tàn cuộc. 

Đầu trận đấu, Tượng và Mã có sức mạnh tương đương nhưng khi tàn cuộc, Tượng có thể di chuyển nhanh hơn trên bàn cờ tương đối trống trải, trong khi Mã vẫn khá chậm chạp. Chính vì thế, bạn nên lưu ý điều này khi trao đổi quân - trước mắt Tượng có thể không hiệu quả như Mã nhưng sẽ là tài sản quý giá trong tàn cuộc.

Bước 3: Tận dụng sức mạnh về số lượng của Tốt trên bàn cờ trống. 

Nhiều người lầm tưởng Tốt là con cờ vô dụng nhưng chúng có vị thế đặc biệt quan trọng trong trận đấu. Có có thể hỗ trợ các quân mạnh hơn, dồn lên phía trước để gây áp lực cho đối phương và là lá chắn hữu hiệu cho Vua.

Có điều, Tốt sẽ không còn hữu hiệu nếu bạn chồng Tốt nhiều lần từ đầu trận (tức là đặt hai Tốt trên cùng một cột). Chính vì thế, hãy giữ Tốt ở gần nhau để chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau theo chiều ngang. Và khi bàn cờ chỉ còn lại rất ít quân, bạn sẽ nắm chắc phần thắng nếu đẩy được Tốt lên và phong cấp Hậu thành công.

Bước 4: Biết khi nào nên cố gắng thủ hòa. 

Trong một vài trường hợp, khi bạn nhận thấy mình đang kém quân hơn đối thủ cũng như không thể chiếu hết đối phương với số quân còn lại thì đây chính là thời điểm bạn cố gắng thủ hòa. Có một vài cách giúp bạn giảm tổn thất và thủ hòa kể cả khi dường như đã hết hy vọng:

  • Chiếu vô hạn lần là khi bạn đặt đối thủ vào vị trí khiến đối thủ không thể tránh khỏi việc bị chiếu. Chú ý rằng thực tế bạn không chiếu hết cờ đối phương, họ đang không bị chiếu nhưng cũng không thể tránh bị chiếu vào các nước tiếp theo. Tình huống này thường xảy ra khi một bên tấn công Vua lần cuối, khiến đổi thủ bị kẹt giữa tấn công và phòng thủ.
  • Hết nước đi: Đây là khi Vua của một bên không bị chiếu nhưng không có nước đi nào khác ngoài đi vào vùng bị chiếu. Vì một kỳ thủ không thể tự nguyện đưa mình vào thế bị chiếu, ván cờ có kết quả hòa.
  • Nước đi lặp lại hoặc nước đi vô dụng: Nếu sau 50 nước đi mà không có quân nào bị bắt hoặc Vua hai bên không bị chiếu, bạn có thể yêu cầu hòa cờ. Nếu hai người chơi lặp lại một nước đi 3 lần liên tục (vì bị buộc phải di chuyển qua lại), ván cờ cũng có kết quả hòa.
  • Thiếu lực lượng: Như chỉ còn hai Vua trên bàn cờ, Vua và một Tượng đấu với một Vua, Vua và một Mã đấu với một Vua, Vua và hai Mã đấu với một Vua.

Bước 5: Luyện tập giải cờ thế trong thời gian rảnh. 

Cờ thế là những trận cờ được bày sẵn, yêu cầu bạn phải chiếu hết đối phương chỉ trong 1-2 nước đi. Do đó, bạn có thể luyện giải hàng trăm bài cờ thế trong sách, trên máy tính hoặc cờ thế trên mạng. Từ đó, bạn sẽ học được những cách sắp đặt quân tuyệt vời cũng như những đòn tấn công bất ngờ và hiểm hóc. Quá trình này cũng cần sự nghiêm túc và kiên trì mới thành công. 

4. Cách chơi cờ vua trên máy tính 

Với cách chơi cờ vua trên máy tính, bạn có thể chơi trực tuyến chỉ bằng các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào website Gamevui.vn.

Bước 2: Sau đó, trên thanh tìm kiếm của Gamevui -> Tiến hành đánh chữ “cờ vua” -> Bấm vào nút hình kính lúp -> Khi đó, trên màn hình sẽ có rất nhiều tựa game cờ vua hiện ra cho bạn lựa chọn, ấn vào tựa game cờ vua mà bạn muốn chơi. 

Bước 3: Tiếp theo, một giao diện hiện ra với các nút ấn để bạn lựa chọn chế độ chơi, kiểu quân cờ, màu bàn cờ -> Bấm vào nút có biểu tượng cây búa và chiếc cờ lê để lựa chọn kiểu dáng thiết kế các quân cờ, màu bàn cờ, hướng xếp các quân cờ 2 bên -> Nhấn chọn vào hình mũi tên phía dưới cùng để trở về giao diện ban đầu -> Chọn chế độ chơi bằng cách nhấn vào nút có biểu tượng 1 người, hoặc chọn chế độ chơi cờ vua online 2 người miễn phí bằng cách ấn vào nút có biểu tượng 2 người. 

Đặc biệt, ở chế độ đánh cờ vua với máy tính, bạn có thể chọn màu quân cờ mà mình yêu thích (trắng hoặc đen).

Bước 4: Cuối cùng, bạn bấm vào nút có hình tam giác để bắt đầu chơi cờ vua. Đặc biệt, trong quá trình chơi, bạn cũng hoàn toàn có thể thay đổi kiểu quân cờ, màu bàn cờ… bằng cách chọn vào nút có biểu tượng cây búa và cờ lê ở góc dưới bên phải màn hình.

Ngược lại, còn nếu bạn muốn đánh lại nước cờ vừa di chuyển thì có thể nhấn vào nút mũi tên ở góc dưới bên trái màn hình là có thể tiến hành chơi. 

5. Cách chơi cờ vua 4 người

Trong lịch sử, chưa thể xác định được nguồn gốc của trò chơi cờ vua 4 người nhưng nó được xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ (theo thông tin ghi nhận bởi Cox-Forbe). Trò chơi được mô tả khá giống với cờ Vua 4 người chơi xuất hiện trong một văn bản có tên The Tithitattva of Raghunandana viết bằng tiếng Ấn.

Thời hiện đại, người đầu tiên nhắc đến luật chơi cờ Vua 4 người chơi chính là thuyền trưởng George Hope Verney ở nước Anh vào 1881.

- Bàn cờ: Bàn cờ vua 4 người là một bảng hình vuông có kích thước 8 x 8, được chia đều làm 4 góc bằng nhau. Theo đó, mỗi người chơi sẽ có 3 đối thủ, một người nằm đối diện, bên trái, bên phải của chính mình. 

- Quân Cờ: Mỗi bên người chơi sẽ có 16 quân như cờ vua truyền thống ứng với những cách đi, cách ăn quân, cách chiếu tương tự. Đặc biệt, trong 4 quân của mỗi bên là 4 màu: đen, xanh, trắng và vàng được bố trí theo chiều kim đồng hồ. 

- Luật chơi: Có 2 luật chơi mọi người có thể nghiên cứu:

*Luật Liên minh: Là sẽ có 2 nhà đối diện nhau tiến hành liên minh làm một. Nếu bắt được 2 vua của liên minh thì được coi là thắng cuộc. Khi mà một bên bị mất vua thì toàn bộ số quân của bên đó sẽ bỏ ra khỏi bàn cờ.

*Luật tự do: Là 4 nước đánh tự do qua lại, mỗi người chơi có 3 bên đối thủ.

- Các bên sẽ đi lần lượt theo vòng tròn, mỗi bên sẽ đi 1 nước cờ của mình và không được bỏ nước.

- Tốt của các kỳ thủ đều đứng ở hàng ngang số 2 tính từ hướng đi của mình đi thẳng lên nếu đủ 8 hàng ngang là có thể phong quân.

- Ván cờ sẽ dựa vào điểm số mà quyết định chiến thắng vàcác kỳ cũng phải để ý đến cả thời gian nếu cần.

- Trò chơi chỉ có cộng điểm không có trừ điểm:

  • Tốt 1 điểm. Mã 3 điểm. Tượng và Xe là 5điểm. Hậu là 10 điểm. Vua là 20 điểm.
  • Tốt phong quân thì quân đó cũng chỉ được tính là 1 điểm. Ví dụ tốt phong hậu thì hậu vừa được phong là 1 điểm.
  • Nếu người chơi bị thua quân đồng nghĩa với việc toàn bộ số quân đó sẽ bị úp ngược lại. Và các bên nếu có ăn quân cũng không được tính điểm. Toàn bộ số quân bên thua coi như một vật cản. Ai chưa thua hoàn toàn có thể ăn.
  • Nếu người chơi chiếu một lúc được cả 2 kỳ thủ, người chơi được cộng 5 điểm. Chiếu cùng lúc được cả 3 kỳ thủ, người chơi sẽ được cộng 15 điểm.
  • Nếu có một kỳ thủ đầu hàng giữa ván vô điều kiện, tất cả các quân của kỳ thủ đó sẽ bị úp xuống. Còn Vua sẽ mở lên còn nguyên 20 điểm. Ai ăn được vua đó sẽ được 20 điểm.

- Nhìn chung, người chơi phải cố gắng ăn được nhiều điểm. Nhưng nếu có một người chơi đang đang nhiều điểm nhất mà cuộc chiến còn 2 người. Đồng thời, bên kia chiếu hết, ăn được thêm vua vẫn ít điểm hơn. Thì người mất vua vẫn tính là thua cuộc do không phải là người chiến thắng cuối cùng.

Four-Way Chess
Four-Way Chess
Four Circular Chess
Four Circular Chess
Double Chess
Double Chess
4-handed chess
4-handed chess

Trên đây là cách chơi cờ vua mà đội ngũ INVERT chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết cách chơi cờ vua dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Chúc các bạn thành công.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: cách chơi cờ vua giỏi nhấtcách chơi cờ vuaquân mãhướng dẫn cách chơi cờ vua cho bé
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
CÙNG CHUYÊN MỤC

Bảng giá vàng PNJ SJC 9999 24K 18K 14K 10K Hôm nay

29 Tháng Ba, 2024 150

Cập nhật bảng giá vàng hôm nay gồm tất cả các loại vàng như PNJ SJC 9999 24K 18K 14K 10K mới nhất ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và 63 tỉnh thành chính xác.., giúp bạn tra cứu dễ dàng và nhanh chóng.

Đáp án Heo Đi Học MoMo hôm nay vừa cập nhật sáng nay

29 Tháng Ba, 2024 0

Đáp án momo hay đáp án cho Heo đi thi là một trong những từ khoá được mọi người đặc biệt tìm kiếm khi tham gia trò chơi trên ví điện tử Momo. Chương trình này cũng đang được cải tạo, chuyển đổi để trở thành chuyên mục Trường học Heo đất.

Code Roblox Miễn Phí Mới Nhất (03/2024): Hướng dẫn nhập code

14 Tháng Ba, 2024 1

Roblox là một trong những tựa game phiêu lưu nhập vai, thu hút người chơi trên toàn thế giới. Để tham gia vào các nhiệm vụ trong game, hãy cùng INVERT nhanh tay nhập ngay các mã code trò chơi này trong bài viết sau bạn nhé!

Code King Piece (King Legacy) Update 4.8 Miễn phí Mới nhất (03/2024)

15 Tháng Ba, 2024 3

Code King Piece (King Legacy) mới nhất. King Legacy là một trong những tựa game lấy cảm hứng từ bộ truyện anime Vua Hải Tặc – One Piece nổi tiếng, code King Legacy Update 4 (trước đó là King Piece) mới được cập nhật gần đây, bạn có thể thoải mái sáng tạo và xây dựng ra thế giới ...

[2024] Giải mã ý nghĩa các con số trong phong thuỷ và tình yêu

8 Tháng Ba, 2024 29

Mỗi chữ số đều ẩn chứa một ý nghĩa đặc biệt, điều này đã được công nhận từ 4000 năm trước. Do đó, hãy cùng INVERT giải mã ý nghĩa của từng con số này, để chọn ra những con số may mắn, tài lộc cho bản thân, gia đình ngay trong bài viết sau.

Thứ 6 ngày 13 là ngày gì? Không nên làm gì? Kiêng gì?

14 Tháng Ba, 2024 0

Theo quan niệm phương Tây, thứ 6 ngày 13 mọi người thường hạn chế ra khỏi nhà và tránh các hoạt động lớn. Vậy đây là ngày gì, nên và không nên làm gì, hãy cùng INVERT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh