Hướng dẫn

Hướng dẫn làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu

Thủ tục xin cấp Sổ đỏ là một trong những thủ tục mà người dân khó thực hiện nhất. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) năm 2020 chi tiết với các quy định từ điều kiện được cấp Sổ đỏ, hồ sơ, các bước thực hiện thủ tục chi tiết nhất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)là sổ đỏ hoặc sổ hồng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Hướng dẫn làm sổ đỏ lần đầu
Hướng dẫn làm sổ đỏ lần đầu

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

Bước 1. Nộp hồ sơ: Bạn nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý
Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu: Nếu hồ sơ của bạn chưa đầy đủ thì công chức phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).

Trường hợp 2: Nếu hồ sơ đủ: Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận; Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp;

Xử lý yêu cầu cấp Sổ cho bạn: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp Sổ.

Bạn có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có). Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3: Trả kết quả
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính
  • Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

3. Hướng dẫn Thủ tục sang tên Sổ đỏ

Thủ tục sang tên sổ đỏ áp dụng trong các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ, nhà ở

Bước 1: Đặt cọc (áp dụng khi sang tên Sổ đỏ trong trường hợp chuyển nhượng)
Để quá trình chuyển nhượng thuận lợi, trên thực tế các bên chuyển nhượng thường sẽ lập hợp đồng đặt cọc một khoản tiền trước khi lập hợp đồng chuyển nhượng tại tổ chức công chứng.

Bước 2: Lập hợp đồng và công chứng hợp đồng
Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là một trong những hợp đồng bắt buộc phải công chứng. Do đó, các bên chuyển nhượng cần thiết lập hợp đồng chuyển nhượng và đến tổ chức công chứng thực hiện công chứng hợp đồng (hoặc tới tổ chức công chức lập hợp đồng và công chứng hợp đồng chuyển nhượng).

Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  1. Phiếu yêu cầu công chứng;
  2. Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu các bên chuẩn trước, nếu không thì yêu cầu công chứng viên soạn hợp đồng chuyển nhượng)
  3. Giấy chứng nhận QSDĐ;
  4. Giấy tờ tùy thân của hai bên (CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước…);
  5. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình của hai bên;
  6. Sổ hộ khẩu của hai bên.

Bước 3. Kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính
Khi kê khai nghĩa vụ tài chính, hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau:

  • Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của cả hai bên;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ;
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.

Trong đó, mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ phải nộp được quy định như sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân phải nộp bằng 2 % giá chuyển chuyển nhượng.
  • Lệ phí trước bạ với nhà đất bằng 0,5 % giá chuyển nhượng.

Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị theo mẫu;
  • Sổ hộ khẩu, CMND của bên mua;
  • Giấy chứng nhận QSDĐ;
  •  Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng...

Khi nộp hồ sơ, người mua còn phải nộp thêm một số khoản lệ phí khác như: Lệ phí địa chính; Lệ phí thẩm định; Lệ phí cấp Sổ đỏ….Thời hạn thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc 

4. Cách đọc các thông số trên sổ đỏ 

Cách đọc các thông số trên sổ đỏ 

 

Nguồn: Invert.vn

Tags: hình ảnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtmã vạch trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
CÙNG CHUYÊN MỤC

Nháy mắt Phải (Mắt phải giật) ở Nam & Nữ điềm gì? Hên hay Xui?

1 Tháng Năm, 2025 12

Nhắc đến việc giật mắt, nhiều người tự hỏi liệu đó là dấu hiệu may mắn hay điềm xấu đang đến gần? Có ý kiến cho rằng do cơ địa, nhưng cũng có quan điểm cho rằng dự báo tương lai. 

Nháy mắt Trái (Mắt trái giật) ở Nam & Nữ điềm gì? Hên hay Xui?

1 Tháng Năm, 2025 2

Hiện tượng nháy mắt trái hay mắt bên trái giật ở nam hay nữ theo khung thời gian, báo hiệu một điềm tương ứng với khung thời gian đó, có thể là điềm báo may mắn hoặc xui? 

Nhảy mũi (Hắt Xì Hơi) 1, 2, 3 cái theo giờ điềm báo gì?

1 Tháng Năm, 2025 15

Nhảy mũi hay hắt xì hơi theo giờ, theo ngày trong tuần thì có ý nghĩa điềm báo gì? Hãy cùng INVERT tham khảo giải mã điềm báo nhảy mũi theo từng khung giờ trong ngày chi tiết, thông tin được cập nhật mới nhất và chính xác.

12 Cung Hoàng Đạo của Nữ & Nam - Tính cách, tình yêu, nghề nghiệp

2 Tháng Năm, 2025 55

12 Cung Hoàng Đạo được chia thành 12 nhánh ứng với một vòng tròn 360 độ gồm 4 nhóm chính của đất trời như Đất, Khí, Lửa, Nước. Tương đương 3 cung đại diện cho một nhóm, tạo nên 4 mùa trong vòng một năm

Khoảng cách giữa các quận ở Thành phố Hồ Chí Minh Chính Xác

2 Tháng Năm, 2025 0

Bạn đang tìm khoảng cách giữa các quận ở TP HCM để phục vụ chuyến hành trình du lịch hay thăm nhà người bạn. Bài viết dưới đây chúng tôi cập nhật chính khoảng cách giữa các quận tại TP HCM hiện nay, hi vọng bạn có thêm những thông tin cần tìm.

Tải Bản đồ Việt Nam Vector file PNG, AI, JPG, PDF, CDR ( khổ lớn 2025)

2 Tháng Năm, 2025 5

Bản đồ Việt Nam chi tiết gồm 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ).