Giao thông

Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên góp phát triển kinh tế phía Bắc

Nhằm phát triển hệ thống cao tốc khu vực phía Bắc, Chính phủ đã quyết định xây dựng cao tốc Hà Nội Thái Nguyên để phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch thu hút nhiều nhà đầu tư. Cùng INVERT tìm hiểu tổng quan và lợi ích của tuyến cao tốc này ngay trong bài viết sau.

Toàn cảnh cao tốc Hà Nội Thái Nguyên.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội Thái Nguyên.

Thông tin nhanh dự án cao tốc Hà Nội Thái Nguyên

Tên dự án: Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên  Quy mô: 63,8km                                          
Nguồn đầu tư: Vay vốn ODA Nhật Bản và ngân sách nhà nước Vốn đầu tư: 10.004 tỷ đồng
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án II Số làn xe: 4 làn xe
Năm khởi công: 2012 Năm hoàn thành: Năm 2014
Điểm đầu: Xã Ninh Hiệp tỉnh Hà Nội giao với QL1A mới Điểm cuối: Nối với điểm đầu của tuyến tránh Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên
Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên được đầu tư với nguồn vốn 10.004 tỷ đồng
Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên được đầu tư với nguồn vốn 10.004 tỷ đồng

Thiết kế dự án cao tốc Hà Nội Thái Nguyên

Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên còn được gọi lại Quốc lộ 3 mới dài 63,8km, điểm đầu dự án tại xã Ninh Hiệp tỉnh Hà Nội giao với QL1A mới và điểm cuối nối với điểm đầu của tuyến tránh Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên. Dự án này được Bộ GTVT giao đơn vị Ban Quản lý dự án II làm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và giám sát do TEI phối hợp với NIPPON KOEI – JBSI. 

Dự án này có quy mô thiết kế đường cao tốc loại A với 4 làn xe, phương tiện lưu thông cho phép là 100km/ giờ, bề rộng nền đường là 34,5m. Trong đó, có 6 nút giao thông như nút giao Quốc lộ 1A, nút giao QL18, Sóc Sơn, Yên Bình, Sông Công và nút giao Tân Lập, có 17 cầu lớn và 12 cầu nhỏ, ngoài ra còn xây dựng thêm nhiều trạm nghỉ, dịch vụ kĩ thuật, hệ thống thu phí, trung tâm điều kiển cũng được xây dựng.

Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên có 29 cầu, 6 nút giao thông:

  • Nút giao Quốc lộ 1A
  • Nút giao Quốc lộ 18
  • Nút giao Sóc Sơn
  • Nút giao Yên Bình (Km41+800, Phổ Yên)
  • Nút giao Sông Công (Km53+000)
  • Nút giao Tân Lập

Dự án này được chia làm 2 đoạn chính như sau:

Đoạn 1: Đoạn từ xã Ninh Hiệp tỉnh Hà Nội đến Sóc Sơn được thiết kế với 4 làn xe cao tốc, vận tốc cho phép xe di chuyển tối đa là 100km/giờ. 

Đoạn 2: Đoạn từ Sóc Sơn đến Thái Nguyên được thiết kế 4 làn xe với quy mô loại I, vận tốc cho phép xe di chuyển tối đa là 80km/giờ. 

Phần đường có thông số kĩ thuật: Chiều dài là 10.82km, chiều dài đường gom là 9.7km, bề rộng nền đường là 34.5km, ngoài ra còn có hệ thống thoát nước với 21 cống hộp và 42 cống tròn. Đối với đất yếu thì xử lý bằng PVD, cọc cát, thay đất và bệ phản áp. 

Phần cầu có thống số như sau: Xây dựng 8 cầu lớn với tổng chiều dài 1.077m, Móng cầu cọc khoan nhồi là 1200mm, kết cấu dầm cầu PCI là 25m -:- 33m.

Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên giao với địa bàn QL18 tại địa bàn huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và đi song song với đường sắt rồi nối tới Km61+300 thành phố Thái Nguyên. 

Bản đồ dự án cao tốc Hà Nội Thái Nguyên
Bản đồ dự án cao tốc Hà Nội Thái Nguyên 

Tiến độ dự án cao tốc Hà Nội Thái Nguyên

Dự án cao tốc Hà Nội Thái Nguyên bắt đầu thi công từ tháng 10/2012 địa qua 3 địa phận tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên, dự án này sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ là 10.004 tỷ đồng, trong đó vốn ODA Nhật Bản là 6.664 tỷ đồng. 

Được biết, Dự án này có kí hiệu toàn tuyến là CT.07 và chia thành 4 gói xây dựng như sau: Gói PK1-A, gói PK1-B, gói PK1-C và gói thầu PK2. 

Tháng 07/2013 thông xe đoạn 30km cuối tuyến đoạn đi qua tỉnh Thái Nguyên và sau đó Bộ GTVT cũng thông tuyến đoạn 30km đầu để nối tuyến với nhau. 

Tháng 12/2013 tại buổi kiểm tra tiến độ dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Phước đã yêu cầu gấp rút đẩy nhanh các tiến độ còn lại để thông xe kịp vào khoảng 15 đến 20/01/2014. Tại đây Ban Quản lý dự án II và các nhà thầu cũng cam kết đúng tiến độ thông xe như yêu cầu. 

Ngày 18/01/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cắt băng khánh thành và thông xe toàn tuyến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên. 

Thông tuyến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên
Thông tuyến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên 

Lợi ích của dự án cao tốc Hà Nội Thái Nguyên

1. Mở hướng thông thương, kết nối liên vùng

Dự án này khi đưa vào hoạt động giúp giảm tải lưu lượng giao thông QL3 cũ, giảm tình trạng tình tắc giao thông kéo dài. 

Cao tốc này sẽ kết nối vào hạ tầng đường cao tốc khu vực Bắc Bộ, kết nối liên vùng và sẽ tạo thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Theo PMU18, đơn vị được phân công đại diện cho chủ đầu tư, đã thể hiện lý do xây dựng tuyến cao tốc mới từ Hà Nội đến khu vực được gọi là "thủ đô gang thép". Dự án này mang tên Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, nhằm để phân biệt với hai dự án khác đang triển khai trên Quốc lộ 3: đoạn từ Bờ Đậu đến Thủy Khẩu và tuyến tránh qua thành phố Thái Nguyên.

Tuy nhiên, cả ba dự án đều chung mục tiêu: rút ngắn thời gian di chuyển tối đa cho các phương tiện qua tuyến quốc lộ, nối kết Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng – các vùng đang đối mặt với khó khăn kinh tế – với thủ đô Hà Nội. Đồng thời, những dự án này cũng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và vùng Yunnan của Trung Quốc.

Được biết, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tài trợ vốn cho dự án này thông qua một hiệp định vay vốn được ký kết tại Tokyo vào ngày 31/3/2005. Theo hiệp định này, Nhật Bản cung cấp một khoản vay tín dụng ưu đãi trị giá 12,469 tỷ yên, tương đương 2.332 tỷ đồng Việt Nam, phần còn lại sẽ được Chính phủ Việt Nam đảm trách.

Theo thông tin từ PMU18, cơ cấu tài chính cho tổng mức đầu tư của dự án được tổ chức như sau: cho nguồn vốn vay ODA Nhật Bản, 2.332 tỷ đồng dành cho công việc xây dựng, 232,2 tỷ đồng cho tư vấn, 256,4 tỷ đồng cho dự phòng và biến đổi giá; phần vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước sẽ chia thành 586 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, 70 tỷ đồng cho chi phí quản lý và 63,8 tỷ đồng cho dự phòng và biến đổi giá. Tổng mức đầu tư chưa tính đến chế độ lương mới theo Nghị định số 94/2006/NĐ - CP về quy định mức lương tối thiểu.

Trong giai đoạn đầu của dự án, sẽ chia thành hai gói thầu: Gói thầu số 1 (đoạn Hà Nội - Sóc Sơn) dài 26 km, với xây dựng 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng khẩn cấp, và chiều rộng nền đường 34 m, ước tính trị giá gói thầu khoảng 1.300 tỷ đồng; Gói thầu số 2 (đoạn Sóc Sơn - Thái Nguyên) dài 36 km, với xây dựng 2 làn xe cơ giới, 2 làn dừng khẩn cấp, và chiều rộng nền đường 34 m, ước tính trị giá gói thầu khoảng 900 tỷ đồng.

Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên mở hướng thông thương, kết nối liên vùng
Cao tốc Hà Nội Thái Nguyên mở hướng thông thương, kết nối liên vùng

2. Nâng cao tiềm năng bất động sản và kinh tế cho khu vực

Trải qua nhiều năm vận hành và khai thác, tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên cùng một số tỉnh miền núi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, tuyến này đã góp phần thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu kinh tế. 

Điều đáng chú ý nhất là từ khi tuyến cao tốc được hoạt động, sự hấp dẫn của Thái Nguyên đối với đầu tư đã đạt đỉnh cao. Nhiều dự án phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và xây dựng dọc theo tuyến cao tốc, và chúng đã hoạt động hiệu quả với tỷ lệ lấp đầy lên đến 70-80%.

Điển hình là hai khu công nghiệp Yên Bình và Điềm Thụy, đã hút thu hút các dự án FDI với vốn hàng tỷ USD. Đây cũng là những dự án độc đáo không áp dụng phí cầu đường, từ đó người dân và doanh nghiệp thường xuyên sử dụng tuyến này để vận chuyển hàng hóa, đem lại nhiều lợi ích quan trọng.

Ông Nguyên Văn Hà, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vân Hà, cho biết: "Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng tại 9/9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên. Nhờ việc sử dụng nhiều dịch vụ vận tải, chúng tôi đã tiết kiệm được nhiều chi phí, đặc biệt là thời gian vận chuyển."

Còn với các doanh nghiệp vận tải hành khách chất lượng cao trên tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và ngược lại, tuyến cao tốc này mang lại nhiều giá trị. Anh Nguyễn Trung Dũng, một lái xe vận tải hành khách của Công ty CP Thương mại Hà Lan, chia sẻ: "Người dân rất hài lòng vì có sự an toàn và tiết kiệm thời gian trong việc di chuyển. Đặc biệt, một điều thú vị là tuyến cao tốc này không áp dụng phí sử dụng…"

Sau hơn một thập kỷ sử dụng, Dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ cho ba địa phương mà còn tạo ra cơ hội phát triển cho các tỉnh vùng Việt Bắc.

Bên cạnh đó, sự ra đời và hoạt động của cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã có tác động tích cực đối với thị trường bất động sản trong khu vực. Đây không chỉ là tuyến giao thông kết nối hai địa phương một cách nhanh chóng và thuận lợi, mà còn là một nguồn động viên quan trọng đằng sau sự nâng cao giá trị bất động sản ở các vùng tiếp giáp.

Với sự thuận tiện trong việc di chuyển và kết nối, cao tốc đã tạo ra một môi trường hấp dẫn cho các dự án bất động sản, đặc biệt là những khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp ngay tại các điểm gần cao tốc. Khả năng tiếp cận dễ dàng từ thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận đã làm tăng cơ hội đầu tư và phát triển bất động sản, từ nhà ở đến các cơ sở thương mại và dịch vụ.

Lợi ích của dự án về du lịch và bất độn sản khi cao tốc hình thành
Lợi ích của dự án về du lịch và bất độn sản khi cao tốc hình thành 

Thông tin thêm về mở rộng cao tốc Hà Nội Thái Nguyên (Thái Nguyên -Chợ Mới)

Ngày 20/08/2015 Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp mặt đường QL3 đoạn từ Thái Nguyên đến Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn được Thủ tướng Chính phủ có văn bản đầu tư xây dựng theo hình thức BOT. Dự án này được khởi công vào quý IV năm 2016 do Ban Quản lý dự án 2 làm phụ trách.

Dự án này có chiều dài là 25km, được thiết kế xây dựng theo quy mô cao tốc 2 làn xe với vận tốc xe di chuyển tối đa 100km/giờ, bề rộng mặt đường là 11m và bề rộng nền đường là 12m. Dự án đi qua Thành phố Thái Nguyên đến Phú Lương Thái Nguyên và cuối cùng đến Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.

Trạm thu phí Thái Nguyên Chợ Mới (Bắc Kạn)
Trạm thu phí Thái Nguyên Chợ Mới (Bắc Kạn)

Hi vọng bài viết trên sẽ đưa đến cho bạn đọc thông tin về tuyến cao tốc Hà Nội Thái Nguyên. Từ đó, giúp cho các nhà đầu tư tương lai có định hướng khi muốn đầu tư quanh khu vực đường cao tốc này.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: cao tốc hà nội thái nguyên
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
CÙNG CHUYÊN MỤC

Bảng giá vàng PNJ SJC 9999 24K 18K 14K 10K Hôm nay

23 Tháng Tư, 2024 195

Cập nhật bảng giá vàng hôm nay gồm tất cả các loại vàng như PNJ SJC 9999 24K 18K 14K 10K mới nhất ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và 63 tỉnh thành chính xác.., giúp bạn tra cứu dễ dàng và nhanh chóng.

Đáp án Heo Đi Học MoMo hôm nay vừa cập nhật sáng nay

23 Tháng Tư, 2024 0

Đáp án momo hay đáp án cho Heo đi thi là một trong những từ khoá được mọi người đặc biệt tìm kiếm khi tham gia trò chơi trên ví điện tử Momo. Chương trình này cũng đang được cải tạo, chuyển đổi để trở thành chuyên mục Trường học Heo đất.

Cách đăng nhập Roblox và chọn map chơi trên máy tính đơn giản

4 Tháng Tư, 2024 0

Roblox là tựa game trực tuyến được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, khi được phép tạo và trải nghiệm các trò chơi 3D. Vì vậy, hãy cùng INVERT tìm hiểu cách đăng nhập Roblox và chọn map chơi trên máy tính đơn giản ngay trong bài viết sau.

Cách thêm quản trị viên cho Page Facebook đơn giản, nhanh chóng

27 Tháng Ba, 2024 0

Bạn đang quản lý trang Fanpage Facebook nhưng lại không dành đủ thời gian làm nội dung, tương tác với cộng đồng người dùng. Đừng lo, ngay sau đây INVERT gửi đến bạn cách thêm quản trị viên cho Page đơn giản ngay trong bài viết sau.

Cách hủy đơn hàng trên Tiktok đơn giản, nhanh chóng

1 Tháng Tư, 2024 0

Mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là TikTok, đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của nhiều người. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần hủy một đơn hàng vì một số lý do không mong muốn. Để thực hiện điều này, hãy cùng INVERT tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Thanh toán Google Adwords bằng thẻ gì? Cách thanh toán an toàn

26 Tháng Ba, 2024 0

Thanh toán Google Adwords bằng thẻ gì là một trong những câu hỏi được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm. Do đó, hãy cùng INVERT giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết sau bạn nhé!

Dự Án Tại Hà Nội