Wiki

Nghĩa vụ là gì? Đặc điểm và căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

“Nghĩa vụ” là cụm từ quen thuộc được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên để hiểu nghĩa hai từ này theo đúng pháp luật thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm nghĩa vụ là gì? 

Khái niệm nghĩa vụ là gì?

Nghĩa vụ được hiểu đơn giản là bổn phận của một cá nhân, tập thể phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu không tuân thủ, hay có những dấu hiệu vi phạm, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế, giáo dục, xử phạt theo quy định. Nghĩa vụ còn là sự ràng buộc giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc nhiều hành vi nhất định vì lợi ích của bên còn lại.

Theo bộ luật dân sự 2015 quy định, nghĩa vụ là việc một hoặc nhiều chủ thể phải làm như chuyển giao quyền, chuyển giao vật, trả tiền, giấy tờ giá trị thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác nhau.

Một nghĩa vụ được coi là nghĩa vụ pháp luật khi hội tụ 3 yếu tố: Chủ thể, khách thểnội dung của quan hệ pháp luật dân sự.

Hiểu một cách đơn giản thì khái niệm nghĩa vụ là những công việc mà chủ thể phải làm hoặc không được vì lợi ích của những chủ thể khác.

Đối tượng của nghĩa vụ bao gồm tài sản và công việc (phải thực hiện và không thực hiện) và được xác định như sau:

  • Tài sản: Bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
  • Công việc phải thực hiện: Là công việc cụ thể của một bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ nhằm thoả mãn nhu cầu về lợi ích vật chất hoặc tinh thần, bên còn lại phải thực hiện hoạt động này.
  • Công việc không thực hiện: Là những công việc không được thực hiện dưới hành động cụ thể.

Có thể coi nghĩa vụ là một bộ phận không thể tách rời trong quan hệ pháp luật dân sự, trong đó quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự của các bên được thực hiện dưới sự đảm bảo của pháp luật. Nghĩa vụ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp duy trì và phát triển bất kỳ tổ chức hay tập thể nào. Đối với đất nước, nghĩa vụ là xương sống của nền kinh tế nước nhà. Một cộng đồng tuân thủ luật pháp, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình sẽ tạo nên xã hội ổn định, phát triển.

Đặc điểm của nghĩa vụ

Xét trên phương diện pháp luật dân sự, nghĩa vụ có những đặc điểm sau đây:

Nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất hai bên chủ thể khác nhau: Dù trong hoàn cảnh nào, nghĩa vụ luôn là sự ràng buộc giữa các bên về hành vi được làm hay không được làm một việc nhất định nào đó. Nếu không thực hiện theo đúng nghĩa vụ được thỏa thuận trước, bên vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể đối lập và tương ứng với nhau, có phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định: Trong bất kỳ ràng buộc nào, nghĩa vụ và quyền lợi luôn đi đôi với nhau và có mối quan hệ bổ trợ, hay nói cách khách nghĩa vụ bên này sẽ là quyền lợi của bên kia và ngược lại. Trong quan hệ nghĩa vụ, chủ thể là những cá nhân, tập thể được xác định trước đó. Do vậy, mối quan hệ này không liên quan đến người khác ngoài các chủ thể đã xác định.

Quan hệ nghĩa vụ giữa các chủ thể là quan hệ trái quyền: Trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của bên này được thực hiện thông qua nghĩa vụ của chủ thể còn lại. Bên A sẽ chỉ nhận được quyền lợi nếu bên B thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. 

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Theo Điều 275 Bộ luật dân sự, nghĩa vụ sẽ phát sinh dựa vào những căn cứ sau:

Hợp đồng dân sự: Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi hai bên chủ thể thiết lập hợp đồng dân sự, các bên giao kết phải tuân theo điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng. Hợp đồng cũng là sự thoả thuận về việc thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ dân sự.

Hành vi pháp lý đơn phương: Đây là hành vi đơn phương tự nguyện của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hành vi này không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Do là hành vi đơn phương của một bên chủ thể, vì vậy có làm phát sinh mối quan hệ nghĩa vụ dân sự không sẽ phụ thuộc vào quyết định của bên chủ thể còn lại. 

Thực hiện công việc không có uỷ quyền: Là hành vi một người không có nghĩa vụ nhưng tự nguyện thực hiện công việc vì lợi ích của người khác, đảm bảo vẫn tuân thủ pháp luật.

Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật: Trường hợp này xảy ra khi một bên vi phạm pháp luật làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, nhân phẩm,... của người khác, từ đó bên vi phạm phát sinh nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị hại.

Ngoài những căn cứ trên, phát sinh nghĩa vụ có thể xảy ra trong các trường hợp khác do pháp luật quy định, thực hiện bản án, quyết định của toà án,...

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
CÙNG CHUYÊN MỤC

Nháy mắt Phải (Mắt phải giật) ở Nam & Nữ điềm gì? Hên hay Xui?

1 Tháng Năm, 2025 12

Nhắc đến việc giật mắt, nhiều người tự hỏi liệu đó là dấu hiệu may mắn hay điềm xấu đang đến gần? Có ý kiến cho rằng do cơ địa, nhưng cũng có quan điểm cho rằng dự báo tương lai. 

Nháy mắt Trái (Mắt trái giật) ở Nam & Nữ điềm gì? Hên hay Xui?

1 Tháng Năm, 2025 2

Hiện tượng nháy mắt trái hay mắt bên trái giật ở nam hay nữ theo khung thời gian, báo hiệu một điềm tương ứng với khung thời gian đó, có thể là điềm báo may mắn hoặc xui? 

Nhảy mũi (Hắt Xì Hơi) 1, 2, 3 cái theo giờ điềm báo gì?

1 Tháng Năm, 2025 15

Nhảy mũi hay hắt xì hơi theo giờ, theo ngày trong tuần thì có ý nghĩa điềm báo gì? Hãy cùng INVERT tham khảo giải mã điềm báo nhảy mũi theo từng khung giờ trong ngày chi tiết, thông tin được cập nhật mới nhất và chính xác.

12 Cung Hoàng Đạo của Nữ & Nam - Tính cách, tình yêu, nghề nghiệp

2 Tháng Năm, 2025 55

12 Cung Hoàng Đạo được chia thành 12 nhánh ứng với một vòng tròn 360 độ gồm 4 nhóm chính của đất trời như Đất, Khí, Lửa, Nước. Tương đương 3 cung đại diện cho một nhóm, tạo nên 4 mùa trong vòng một năm

Khoảng cách giữa các quận ở Thành phố Hồ Chí Minh Chính Xác

2 Tháng Năm, 2025 0

Bạn đang tìm khoảng cách giữa các quận ở TP HCM để phục vụ chuyến hành trình du lịch hay thăm nhà người bạn. Bài viết dưới đây chúng tôi cập nhật chính khoảng cách giữa các quận tại TP HCM hiện nay, hi vọng bạn có thêm những thông tin cần tìm.

Tải Bản đồ Việt Nam Vector file PNG, AI, JPG, PDF, CDR ( khổ lớn 2024)

2 Tháng Năm, 2025 5

Bản đồ Việt Nam chi tiết gồm 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 58 tỉnh và 5 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ).

Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh