Cầu Cát Lái là một trong những cây cầu được rất nhiều người mong đợi, vì sau khi hoàn thành công trình này sẽ giảm bớt được tình trạng ùn tắc giao thông tại phà Cát Lái. Không những vậy, nó còn nối liền thành phố Hồ Chí Mình với tỉnh Đồng Nai và góp phần rất lớn vào sự phát triển của huyện Nhơn Trạch. Vậy thiết kế, lợi ích và tiến độ thi công của cây cầu này như thế nào?
Nội dung bài viết [Ẩn]

1. Thông tin nhanh cầu Cát Lái
Tên dự án: Cầu Cát Lái |
Quy mô: Chiều dài 3.782m |
Điểm đầu: Được kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy, Quận 2) |
Địa phận đi qua: Quận 2 (TP.HCM), Nhơn Trạch (Đồng Nai) |
Đoạn giữa:
|
Thiết kế: Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5km. 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp. |
Điểm cuối: Cách bến phà hiện hữu khoảng 1.2km (xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai) |
Vốn đầu tư: gần 7.200 tỉ đồng |
Hình thức đầu tư: BOT |
Khởi công: 2020 |

2. Thiết kế cầu Cát Lái
Điểm cuối của nút giao thông Mỹ Thủy trên đường Nguyễn Thị Định (quận 2, TP.HCM) chính là điểm đầu của cầu Cát Lái. Đường Lý Thái Tổ (thuộc Khu đô thị Nhơn Trạch, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là điểm cuối của cây cầu này.
Theo thiết kế, 4,5 km chính là đường dẫn và tổng chiều dài cầu. Con số này chỉ ở mức khoản, được ước tính trên bản thiết kế chứ không chính xác 100%. Cầu có quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp. Mặt cắt ngang là 60m, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Độ thông thuyền của cầu là H=55m, B=250m.
Phía Đồng Nai có phần đường dẫn dài 263m với quy mô mặt cắt là 56m. UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện với chi phí khoảng 410 tỷ đồng, trong đó việc xây lắp tốn khoảng 134 tỉ đồng và giải phóng mặt bằng khoảng 276 tỉ đồng.

3. Tiến độ thi công cầu Cát Lái
Ngày 5/2017 Cầu Cát Lái được Thủ tướng chính phủ đồng ý phê duyệt, đến nay đã 3 năm kể từ ngày phê duyệt, các nhà đầu tư cũng đề ra các phương án thi công. Cụ thể có hai phương án:
Phương án 1: Để có thể tiếp cận điểm đầu của cầu Cát Lái, tiến hành giải phóng một con đường mới từ nút giao vòng xoay Mỹ Thủy, men theo rìa Khu công nghiệp Cát Lái. Để giảm ùn tắc cho xe qua cảng Cát Lái, cần mở rộng đường Nguyễn Thị Định, những chỉ cần mở 60 m là ổn.
Phương án 2: Lấy đường Nguyễn Thị Định ở khúc đầu nút giao Mỹ Thủy để làm điểm đầu của đường dẫn lên cầu. Sau khi đi khoảng 900m đến đường D của Khu công nghiệp Cát Lái quẹo phải. Quẹo trái theo đường mới sau khi đi tiếp một đoạn đến đường B, để lên cầu.
Với phương án này ta chỉ cần sử dụng một đoạn 900m và mở rộng đường Nguyễn Thị Định khoản 70-77m. Và nâng cấp, mở rộng lên 60 m đoạn Nguyễn Thị Định còn lại xuống đến phà Cát Lái dài khoảng 1 km. Tuy nhiên nó sẽ khiến cho đường Nguyễn Thị Định bị áp lực vì sẽ trở thành đường đi chung của cả xe lên xuống cảng và xe lên xuống cầu;
Nút giao cầu vượt – hầm chui Mỹ Thủy liền kề đang được xây dựng sẽ bị mất tác dụng khi có một nút giao mới được hình thành là Nút giao giữa đường Nguyễn Thị Định với đường rẽ trái vào cổng C cảng Cát Lái và rẽ phải vào đường D của Khu công nghiệp Cát Lái.
Không những vậy, cách 2 sẽ tốn kem hơn khi cần phải mở rộng đường D, đường B trong Khu công nghiệp Cát Lái hiện rộng 12-15m lên trên 60 m để đạt chuẩn của đường dẫn lên cầu. Hai phương án này vẫn bị lấn cấn vì phát sinh thêm vốn để giải tỏa mặt bằng nên kế hoặc xây cầu đã bị kéo dài.

3.1 Chốt phương án
Dù Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao cho UBND tỉnh Đồng Nai khởi công xây dựng cầu Cát Lái. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng chuẩn bị, Đồng Nai vẫn chưa chọn lựa được nhà đầu tư xây dựng cầu Cát Lái.
Ngày 30/03/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – ông Trần Văn Vĩnh có cuộc họp với Liên danh Tổng Công ty IDICO và Tổng Công ty giao thông 6, quyết định thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lai theo hình thức đối tác công – tư". Tuy nhiên, để chọn được nhà đầu tư đủ năng lực để thi công cầu, thì tỉnh Đồng Nai vẫn chưa chọn được nhà đầu tư.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Ông Cao Tiến Dũng đã yêu cầu Sở GTVT nghiên cứu hoàn thiện 2 phương án, với 3 sự lựa chọn gồm: cầu 4 làn xe và 8 làn xe cho phương án vị trí 1 và cầu 6 làn xe cho phương án vị trí 2. Hiện tại UBND tỉnh Đồng Nai để TP.HCM lựa chọn phương án và vị trí xây cầu. TP.HCM quyết định phương án nào, Đồng Nai sẽ thực hiện theo phương án đó"
Theo phương án mà UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, dự án xây dựng cầu Cát Lái được chia làm 3 phần gồm:
Phần 1: Đường dẫn phía quận 2, TP.HCM được giao cho UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Phần 2: Đường dẫn phía huyện Nhơn Trạch sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức BT.
Phần 3: Phần cầu chính sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai có thẩm quyền thực hiện theo hình thức BOT. Tuy nhiên, phần này đang trong quá trình nghiên cứu, nếu việc triển khai thực hiện theo hình thức BOT không khả thi, sẽ nghiên cứu triển khai theo phương án BOT kết hợp BT, quỹ đất đối với phần BT này sẽ nghiên cứu sử dụng quỹ đất của tỉnh Đồng Nai.
Theo tính toán, với các phương án xây dựng, cầu Cát Lái với vốn đầu tư từ 7.200 - 9.000 tỷ đồng. Vì vậy, việc tính toán nguồn vốn cho dự án hiện cũng đang được xem xét kỹ. Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh vừa thống nhất để tỉnh Đồng Nai chủ trì thực hiện dự án cầu Cát Lái, thời dự kiến thời gian triển khai là trong năm 2020.
Xem thêm: Những điều cần biết về Quận 2
4. Lợi ích của cầu Cát Lái
Sau khi xây dựng, cầu Cát Lái sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân ở TP.HCM và Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Cụ thể:
Giao thông giữa TP HCM với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được kết nối với nhau. Đây sẽ là sự kết nối tuyệt vời khi quãng đường giữa các tỉnh này được rút ngắn hàng chục cây số, quan trọng là người dân không phải mất thời gian chờ đợi để qua phà.
Đặc biệt, cầu Cát Lái có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của Nhơn Trạch, Đồng Nai. Vì đây sẽ trở thành vùng ngoại ô của Thành phố Hồ Chí Mình, góp phần kéo giãn dân cư một cách tốt nhất.
Cát Lái còn kết nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đồng thời tăng cường năng lực giao thông liên vùng. Đẩy mạnh kinh tế một cách tốt nhất.
Hiện nay, mật độ lưu thông giữa quận 2 và huyện Nhơn Trạch qua phà Cát Lái ngày càng tăng, đây là điểm “nóng” gây ùn tắc giao thông thường xuyên. Vì vậy, dự án cầu Cát Lái thay phà Cát Lái là bài toán giải quyết giao thông mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế hai địa phương.
Khi sân bay quốc tế Long Thành đưa vào sử dụng, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh lộ 25C sẽ hình thành tuyến kết nối trực tiếp TP.HCM - sân bay Long Thành, góp phần "chia lửa" lượng giao thông với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Xem lại: Lợi ích của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khi chính thức thông xe
Trên đây là một vài thông tin về Cát Lái, hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cầu có nhiều lợi ích quan trọng này.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập